Chống dịch COVID-19: Bài học lớn nhất nhìn từ Ý

Thứ hai - 06/04/2020 21:15
Từ một quốc gia bị dịch bệnh áp đảo, giờ đây Ý đã từng bước kiểm soát COVID-19 thành công. Con đường vươn lên từ thất bại của Ý để lại nhiều kinh nghiệm cho các nước vẫn đang vật lộn với dịch.

Hãng tin Reuters ngày 6-4 dẫn nguồn Cơ quan Bảo vệ dân sự Ý (CPD) vừa công bố một diễn biến rất tích cực: Nước này trong 24 giờ qua chỉ ghi nhận thêm 525 ca nhiễm COVID-19, mức thấp nhất kể từ ngày 19-3 và nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên 15.887 ca.

Số ca nhiễm COVID-19 tại Ý đến chiều 6-4 là hơn 128.9400 ca, trong đó có khoảng 21.810 ca đã hồi phục hoàn toàn. Số bệnh nhân COVID-19 trong tình trạng nguy kịch phải được chăm sóc ở giường điều trị tích cực tại Ý trong vòng 24 giờ qua giảm nhẹ được 17 người.

Ông Silvio Brusaferro, người đứng đầu Viện Y tế Ý, cho rằng dựa vào đường cong trong mô hình về dịch COVID-19 thì dịch tại nước này đã qua đỉnh điểm và bắt đầu đi xuống. Chuyên gia này nói thêm: “Nếu điều này được xác nhận, Ý cần bắt đầu nghĩ đến giai đoạn thứ hai và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh này”.

Vẫn cần có thời gian

Theo đài CNN, giai đoạn hai mà ông Brusaferro đề cập là giai đoạn các biện pháp hạn chế được nới lỏng và Ý chuẩn bị quay trở lại cuộc sống bình thường. Trong giai đoạn này, giãn cách xã hội vẫn phải được duy trì, các thiết bị bảo hộ cá nhân như khẩu trang nên được sử dụng rộng rãi hơn, hệ thống y tế địa phương sẽ được tăng cường năng lực điều trị các ca nghi nhiễm COVID-19 nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Dù vậy, Bộ trưởng Y tế Roberto Speranza cho biết hiện còn quá sớm để dỡ bỏ lệnh phong tỏa. Được biết, các quy định hạn chế đi lại của người dân và đóng băng tất cả hoạt động kinh tế không thiết yếu của Ý sẽ chính thức kéo dài đến ngày 13-4 và nhiều khả năng sẽ còn được gia hạn.

Đồng quan điểm, Trưởng khoa Bệnh truyền nhiễm BV Sacco tại TP Milan - ông Massimo Galli cảnh báo khả năng cao là còn nhiều người nhiễm bệnh với các biểu hiện nhẹ mà không được phát hiện. Điều này khiến ngành y tế vẫn phải lo lắng khi không biết liệu số ca nhiễm mới có thật sự giảm như những tỉ lệ được ghi nhận chính thức hay không.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng dù Ý đã tạm thời kiểm soát được sự gia tăng và mức độ nguy hiểm của COVID-19 nhưng vẫn còn quá sớm để tính đến chuyện mở cửa lại đất nước. Bởi đây là thời điểm quyết định giúp Ý khống chế hoàn toàn COVID-19 và cũng là cách duy nhất để giảm thiểu thảm họa. Có thể thấy đến nay chính phủ Ý đã thật sự nhận thức được mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh và có các biện pháp quyết liệt, triệt để.

Chống dịch COVID-19: Bài học lớn nhất nhìn từ Ý - ảnh 1
Nhân viên y tế chuẩn bị bước vào khu cách ly của một bệnh viện thuộc vùng Lombardy, Ý ngày 1-4. Ảnh: AFP

Ý và bài học về cách phản ứng với đại dịch

Các chuyên gia nhận định thế giới có thể học được nhiều thứ từ cả những sai lầm và thành công của Ý. Bài học lớn nhất khi nhìn vào chiến dịch chống COVID-19 của Ý là tầm quan trọng của việc phát hiện và hành động sớm từ khi dịch bệnh có những biểu hiện lây lan ban đầu, theo tờThe Washington Post.

Cụ thể, ca nhiễm bệnh đầu tiên tại Ý (không phải người đến từ vùng dịch) được phát hiện ngày 20-2 tại Lombardy. Song nhiều chuyên gia y tế thừa nhận có khả năng dịch bệnh đã lây lan từ trước mà không ai biết. Bởi thời điểm đó, nhiều người dân tại Lombardy có biểu hiện viêm phổi lạ nhưng lại được chữa trị theo các biện pháp thông thường dành cho bệnh cúm mùa.

1.285.257 người nhiễm COVID-19 cùng 70.344 ca tử vong được ghi nhận trên toàn thế giới tính đến 19 giờ ngày 6-4, trang thống kê Worldometer dẫn nguồn cơ quan y tế các nước cho hay. Dịch hiện lan ra 208 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số bệnh nhân điều trị thành công dừng ở mức 271.847 ca.

PHẠM KỲ 

Thậm chí, ngay cả dịch bệnh được phát hiện, chính phủ cũng đã chậm chân hơn COVID-19 khi họ còn chần chừ không muốn đóng cửa đất nước do lo ngại ảnh hưởng tới nền kinh tế. Những kinh nghiệm này đã trở thành bài học đắt giá cho các quốc gia về việc phải nhanh chóng xử lý và kiểm soát dịch bệnh.

Ngoài ra, thế giới cũng có được cái nhìn khác về đại dịch COVID-19. Hồi giữa tháng 2, nhiều nơi trên thế giới còn buông lỏng cảnh giác với virus thì đến nay hàng loạt quốc gia đã có cái nhìn nghiêm túc hơn. Bên cạnh đó, phải ghi nhận những thành tựu mà Ý đã đạt được trong công tác kiểm soát, khống chế dịch bệnh. Giới chức Rome cũng đã có những bước đi nhanh chóng để khống chế dịch dù thời điểm phát hiện bệnh có chậm hơn, đặc biệt là khi đưa ra biện pháp đóng cửa triệt để toàn quốc.

Biện pháp trên đã đem lại nhiều kết quả tích cực, giúp giảm tỉ lệ các ca bệnh nặng cần điều trị, trì hoãn thời điểm đỉnh dịch, tạo điều kiện cho nền y tế chuẩn bị và đối đầu với dịch bệnh. Ngoài ra, Ý cũng cho truy tìm, điều tra và mở rộng các biện pháp chăm sóc người bệnh. So với các nước châu Âu khác, quốc gia này chủ động hơn trong xét nghiệm để phát hiện những trường hợp cần điều trị.

Ngoài ra, y tế Ý đã nhận ra tầm quan trọng của việc can thiệp ngay từ những giai đoạn phát triển đầu tiên, khi bệnh nhân có các biểu hiện như cúm. The Washington Post nhận định để tránh được những thiệt hại lớn, các nước cần điều trị kịp thời trước khi bệnh phát triển qua các giai đoạn nghiêm trọng hơn. Phát hiện này đã góp phần giúp Ý giảm số ca tử vong trong những ngày gần đây.

Dù vẫn còn phải đợi diễn biến sắp tới của tình hình dịch tại Ý, song không thể phủ nhận những thay đổi mới trong chính sách và cách nhìn nhận của chính phủ nước này để đại dịch COVID-19 từng bước được ngăn chặn.

Dự báo ảm đạm về kinh tế Ý

Trước diễn biến dịch bệnh những ngày qua, Liên đoàn Các chủ công nghiệp Ý ngày 5-4 dự báo GDP nước này trong sáu tháng đầu năm sẽ sụt giảm mạnh, khoảng 10%, sau đó sẽ tăng chậm. Nếu có thể chấm dứt tình trạng khẩn cấp dịch COVID-19 ngay từ cuối tháng 5, GDP của Ý sẽ chỉ giảm khoảng 6%, trong khi nợ công sẽ lên mức 147% GDP trong năm 2020, theo hãng tin Bloomberg

 

Tác giả bài viết: VĨ CƯỜNG

Nguồn tin: plo.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Sinh nhật hội viên tháng 12

Chúc mừng sinh nhật

Chúc mừng sinh nhật

Hội viên mới

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây