‘Đại công xưởng’ phá rừng ở Gia Lai
Từ nguồn tin của người dân, PV Pháp Luật TP.HCM nhiều ngày tìm hiểu, ghi nhận hàng loạt cây cổ thụ trong rừng thuộc lâm phần Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lơ Ku (xã Đắk Smar, huyện Kbang, Gia Lai) bị đốn hạ, nhiều bãi gỗ bị khai thác còn rất mới…
“Công xưởng” trong rừng
Chúng tôi men theo các đường nhỏ, vượt nhiều dốc đi hơn chục cây số đường rừng tiếp cận “đại công xưởng” với hàng trăm cây rừng bị đốn hạ, nằm ngổn ngang ở nhiều khu vực rừng.
Theo quan sát của PV, nhiều cây lớn vài người ôm bị đốn hạ và cưa xẻ ngay tại rừng, nhiều cây lớn khác bị cưa gốc nằm trơ trọi. Cạnh đó là những bãi gỗ xẻ nằm chồng lên nhau mà lâm tặc chưa kịp chuyển đi.
Đi vào sâu bên trong, PV phát hiện cả khoảnh lớn rừng bị đốn hạ và cưa xẻ trong tình trạng tương tự. Nhiều thân cây gỗ có đường kính 40-80 cm bị cưa ngã, chưa kịp xẻ thành ván. Dấu hiệu mùn cưa cho thấy rừng bị phá đã lâu, nhiều thân cây đang bị cưa xẻ dở nằm san sát nhau.
Từ bìa rừng đi vào “đại công xưởng”, PV còn phát hiện nhiều thân cây đã bị cưa hạ, chỉ còn lại phần gốc với dấu tích mới. Điều đáng nói, tại hiện trường vụ phá rừng có rất nhiều tấm ván gỗ, gốc cây lớn bị đốn hạ có dấu hiệu bị đốt cháy đen.
Cả một khu vực rừng lớn bị tàn phá trong thời gian khá dài như vậy nhưng chủ rừng không phát hiện.
Những cây gỗ trong rừng có đường kính vài người ôm bị đốn hạ. Ảnh nhỏ: Những tấm gỗ bị xẻ nằm ngổn ngang và gốc cây bị đốn hạ đốt cháy. Ảnh: HT
Chủ rừng không biết phá… bao nhiêu
Chúng tôi đã gặp ông Trần Văn Trị, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lơ Ku. Ông Trị cho hay vụ việc phá rừng được phát hiện cách đây khoảng một tuần (ngày 4-6 - PV). “Đây là vụ khai thác rừng trái phép được phát hiện vào thứ Năm tuần trước, khi đoàn liên ngành đi tuần tra” - ông Trị nói.
Theo vị này, khu vực rừng bị phá thuộc tiểu khu 120 và tiểu khu 122. Sau khi phát hiện sự việc, đoàn liên ngành gồm Hạt Kiểm lâm Kbang, công an huyện, chủ rừng và các đơn vị liên quan đã vào khám nghiệm hiện trường.
Thế nhưng số lượng gỗ tang vật và diện tích rừng bị phá ông cho hay là chưa nắm được. “Các cơ quan chức năng đã đi đo kiểm, phía kiểm lâm, công an cũng đã đo đếm chi tiết số cây bị đốn hạ nhưng do chưa có số liệu chính thức nên tôi chưa nắm được” - ông Trị nói.
Về việc một số cây gỗ, phách gỗ bị cháy tại hiện trường, ông Trị cho biết: “Lúc đến hiện trường thì cũng thấy một số chỗ bị cháy. Hiện các ngành chức năng đang xử lý nên giữ nguyên hiện trường”.
Riêng về số tang vật vụ phá rừng, ông Trị cho hay Hạt Kiểm lâm Kbang đã đi thu gom. Tuy nhiên, ông không cung cấp số tang vật tập kết ở đâu.
Ông cũng từ chối cung cấp báo cáo ban đầu về vụ phá rừng và cho biết là kiểm lâm thường xuyên đi kiểm tra và ăn ngủ trong rừng. “Đây là vụ phá rừng lớn nhất từ trước đến nay tại khu vực này” - ông Trị thông tin thêm.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trương Thanh Hà, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Kbang, thông tin: Sau khi nhận được thông tin vụ việc, hạt đã phối hợp với cơ quan liên ngành kiểm tra hiện trường và đang hoàn tất hồ sơ để khởi tố vụ án.
Rừng liên tục bị “chảy máu” + Tháng 3-2018, lực lượng chức năng xã Cư Bông (huyện Ea Kar, Đắk Lắk) đã phát hiện và bắt giữ 31 hộp gỗ (gần 12 m3) và hai xe độ chế tại tiểu khu 702, thuộc lâm phần quản lý của Công ty Lâm nghiệp Ea Kar. + Cuối năm 2019, lực lượng chức năng đã phát hiện vụ tàn phá rừng đặc dụng Nam Kar xảy ra ở khu vực tiểu khu 1023, 1024, 1025 (thuộc quản lý của Ban quản lý rừng đặc dụng Nam Kar, huyện Krông Ana, Đắk Lắk). Đến tháng 1-2020, cơ quan chức năng đã khởi tố bị can và bắt tạm giam năm người có liên quan đến vụ việc. + Tháng 3-2020, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai xác minh hiện trường vụ phá rừng, khai thác gỗ trái pháp luật ở huyện Kông Chro, phát hiện có gần 15 m3gỗ dổi và hơn 2 ster củi bị triệt phá. |
Tác giả bài viết: HUY TRƯỜNG
Nguồn tin: plo.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Sinh nhật hội viên tháng 12
Chúc mừng sinh nhật
-
Hội viên : NGÔ TRUNG QUÂN
Công Ty TNHH SX TM Đại Việt Hương
-
Hội viên : TRƯƠNG CÔNG VŨ
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Năng Lượng Toàn Cầu
-
Hội viên : TRẦN TRÚC PHƯƠNG
Trung tâm Tư vấn Đào tạo Phát triển Kinh tế
-
Hội viên : NGUYỄN VĂN HỘI
Công Ty Bohemia Sài Gòn Liên Doanh
-
Hội viên : NGUYỄN MINH TÚ THỊNH
Công Ty TNHH Thương Mại Xây Dựng Xuất Nhập Khẩu T&T
-
Hội viên : LƯU VÂN GIANG
Công Ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Kim Dư Việt Nam
-
Hội viên : PHẠM THỊ HÒA
Công Ty TNHH Thịnh Hòa
-
Hội viên : NGUYỄN SA LINH
Văn phòng Luật sư Gia Linh
-
Hội viên : NGUYỄN MINH CHÁNH
Công Ty TNHH MTV Nhà Đất Cần Thơ 9999
-
Hội viên : DIỆP NGỌC KIỆT
CTY TNHH Dịch Vụ BSK
-
Hội viên : NGUYỄN ANH HOÀNG XUÂN VIỆT
ROYAL APEC (SG)
-
Hội viên : LÊ THỊ GIÀU
Công Ty CP Thực Phẩm Bình Tây
-
Hội viên : THÁI THỊ NGỌC HƯƠNG
ROYAL APEC (HỘI AN)
-
Hội viên : Ừng A Cóng
Công ty TNHH Thực Phẫm Sức Khỏe Quang Long
-
Hội viên : PHẠM VĂN ĐIỆN
Công Ty Truyền thông Sự kiện Du lịch HASA
-
Hội viên : PHAN ĐÌNH THỌ
Công Ty TNHH MTV TM Phan Lê
-
Hội viên : NGUYỄN THỊ GƯƠNG
Công Ty TNHH Diva Shoes
Hội viên mới
Hội viên : Đặng Thị Như Ý
Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ AB&W
Hội viên : Ừng A Cóng
Công ty TNHH Thực Phẫm Sức Khỏe Quang Long
Hội viên : THÁI THỊ NGỌC HƯƠNG
ROYAL APEC (HỘI AN)
Hội viên : LÊ THỊ GIÀU
Công Ty CP Thực Phẩm Bình Tây
Hội viên : NGUYỄN ANH HOÀNG XUÂN VIỆT
ROYAL APEC (SG)
Hội viên : DIỆP NGỌC KIỆT
CTY TNHH Dịch Vụ BSK
Hội viên : NGUYỄN MINH CHÁNH
Công Ty TNHH MTV Nhà Đất Cần Thơ 9999
Hội viên : TRƯƠNG CÔNG VŨ
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Năng Lượng Toàn Cầu
Video hoạt động
Bài viết xem nhiều
- Loạt tỷ phú Việt hao hụt tài sản, một người rời khỏi danh sách tỷ...
- Tập đoàn Bcons Group: Khai trương nhà mẫu Bcons City
- Tổng giám đốc WTO: Việt Nam là câu chuyện thành công về phát triển...
- Dàn 'đại bàng' quản lý khối tài sản từ 1- 500 tỷ USD kéo đến tìm...
- Xe Khách Petro Bình Phước - Limousine Bình Phước