Doanh nghiệp vẫn khổ vì điều kiện kinh doanh
“Với các điều kiện kinh doanh (ĐKKD) tại Việt Nam thì ngay cả những người thành công bên Mỹ như Bill Gates cũng sẽ không làm được gì trong ngành công nghệ thông tin”. Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), đề cập giả định này tại hội thảo “Chất lượng ĐKKD: Vấn đề và kiến nghị” tổ chức ngày 27-2 tại Hà Nội.
Cắt giảm số lượng, thực tế vẫn vướng
Chất lượng và thực chất cắt giảm ĐKKD được rất nhiều chuyên gia nhắc đến tại hội thảo.
Giải thích cho giả định nếu Bill Gates mà thành lập và điều hành Microsoft ở Việt Nam thì chắc chắn sẽ không thể được, bà Nguyễn Minh Thảo, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), cho biết lý do đơn giản là vì ông ta không có chứng chỉ, bằng cấp về công nghệ thông tin, không có bằng đại học. Những người như Bill Gates thì chỉ có thể thành công ở Mỹ.
Khái quát về việc cắt giảm, cải cách ĐKKD, bà Thảo nói trong giai đoạn 2017-2019, Chính phủ đã có tới 40 chỉ đạo về việc cắt giảm ĐKKD. “Có lẽ khó có nội dung cải cách nào được Chính phủ quan tâm và chỉ đạo sát sao, liên tục như vậy” - bà Thảo nói.
Chính phủ năm 2018 đã yêu cầu cắt giảm 50% ĐKKD. Tuy vậy, bà Thảo nói theo các rà soát độc lập thì kết quả thực chất cắt giảm ĐKKD chỉ đạt hơn 30% chứ không phải là trên 50% như nhiều báo cáo.
Một số kết quả có thể thấy rõ là bỏ yêu cầu về trình độ đối với người đứng đầu cơ sở in; bỏ yêu cầu “Người quản lý, nhân viên được tập huấn về nghiệp vụ du lịch”. Việc thành lập một số loại hình cơ sở giáo dục cũng bỏ yêu cầu “Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương”; bãi bỏ ĐKKD đối với sản xuất mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, gắn máy...
Trong ba năm qua, Chính phủ ban hành 40 văn bản chỉ đạo việc cắt giảm điều kiện kinh doanh. Ảnh: QUỐC THANH
Nhưng đó là số ít, dường như các bộ “đơn giản hóa” ĐKKD hơn là cắt bỏ. Chẳng hạn, thay vì yêu cầu dịch vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động phải có năm người huấn luyện hữu cơ thì sửa thành… bốn người, thay vì yêu cầu diện tích phòng học lý thuyết 5,5-7,5 m2/chỗ học thì giảm còn 5,5 m2”…
Còn lại đa phần là các thủ tục, điều kiện rất phức tạp. Đơn cử như giấy phép bưu chính: Doanh nghiệp (DN) muốn kinh doanh phải đáp ứng nhiều quy định, gồm 11 loại văn bản giấy tờ. Trong đó có nhiều ĐKKD không có ý nghĩa quản lý, can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN như: Phương án kinh doanh; mẫu hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;…
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cũngnhận định: “Cải cách ĐKKD có thể coi là “thương hiệu” của Chính phủ nhiệm kỳ này. Từ năm 2016, Chính phủ đã bãi bỏ được hàng ngàn ĐKKD”.
Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng hiện nay việc cắt giảm ĐKKD có thể hoàn thành về mặt số lượng nhưng chất lượng là vấn đề cần bàn. Nhiều cái chưa rõ nên còn lúng túng trong thực hiện.
“Các cơ quan quản lý nhà nước vẫn sử dụng các giải pháp hành chính để can thiệp vào thị trường, muốn bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Rất đáng lo ngại!” - ông Tuấn nhận định.
Có nghị định, ba năm vẫn chưa đua chó, đua ngựa được
Từ kinh nghiệm sáu năm làm cục phó Cục Đầu tư nước ngoài, TS Nguyễn Anh Tuấn, hiện là phó chủ tịch Hiệp hội Đầu tư nước ngoài, phải thừa nhận bỏ ĐKKD là rất khó. Và trong lần cải cách ĐKKD mấy năm gần đây, ông Tuấn nói số lượng bỏ thì rất cao nhưng chất lượng còn rất thấp.
Lấy Nghị định 06/2017 về vấn đề đua chó, đua ngựa làm ví dụ, ông Tuấn cho hay: Dù ban hành rồi nhưng ba năm không triển khai. “Chúng ta phải đợi bao nhiêu năm nữa trong khi có những sự lãng phí vô cùng lớn?” - ông Tuấn đặt vấn đề.
Ông Tuấn nói có một DN đầu tư trường đua chó ở Vũng Tàu, vốn vài triệu USD. Hay có trường đua chó ở Xuân Thành, Hà Tĩnh, rồi Lâm Đồng cho phép nhập khẩu ngựa, cấp phép trường đua ngựa nhưng quy trình rất nhiêu khê.
Dù tỉnh đã cấp phép, trường đua đã hoàn thành nhưng giờ xin đua chó thì phải xin cả giấy phép kinh doanh cá cược, rồi phải xem dự án có nằm trong quy hoạch Thủ tướng phê duyệt hay không… “Bỏ hàng ngàn tỉ đồng để đầu tư nhưng vấn đề là lại vướng cái gì phải có trước, cái gì phải có sau” - ông Tuấn nói.
Là người gắn bó với quá trình cải cách ĐKKD hàng chục năm qua, ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng CIEM, nhận định nhiều ĐKKD đang là rào cản, ngăn chặn cơ hội kinh doanh, tăng chi phí, làm méo mó thị trường. Trước đây đã có kiến nghị bãi bỏ hàng loạt ĐKKD nhưng rồi lại chuyển thành “cắt bỏ, đơn giản hóa ít nhất 50% ĐKKD”.
“Đơn giản hóa tức là trên thực tế ĐKKD vẫn tồn tại. Bỏ một từ cũng là đơn giản hóa, sửa một câu trong hồ sơ cũng là đơn giản hóa” - ông Cung chia sẻ. Ông Cung đề nghị những ĐKKD nào không có ý nghĩa trong thực tiễn quản lý, mục tiêu không rõ ràng, tạo ra chi phí không cần thiết thì phải bỏ.
Cài đặt robot quản lý Phải thay đổi hệ tư duy quản lý nhà nước thì mới cải cách được ĐKKD một cách thực chất vì sự chống đối cải cách rất lớn, liên quan tới tiền tài, lợi lộc. Trước đây, tôi đã từng đề nghị “công cụ ở lại thì người phải ra đi”, tức là cách chức những người không chịu cải cách. Chỉ khi cắt giảm triệt để ĐKKD thì Nhà nước mới tìm công cụ khác để quản lý. Bây giờ là thời cách mạng công nghiệp 4.0 rồi, công cụ quản lý rất dễ. Khi thu thập thông tin đầy đủ thì dễ phân tích, đánh giá và tìm ra giải pháp. Thậm chí cài đặt robot xử lý cũng được. Khi cắt ĐKKD và các phương thức quản lý cũ thì mới có điều kiện chuyển sang chính phủ điện tử và chính phủ số. Ông NGUYỄN ĐÌNH CUNG, nguyên Viện trưởng CIEM |
Nguồn tin: plo.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Sinh nhật hội viên tháng 11
Chúc mừng sinh nhật
-
Hội viên : VŨ THỊ HẢI YẾN
Công ty TNHH GFS Việt Nam
-
Hội viên : DƯƠNG QUỐC KHÁNH
Công ty CP CN Thiết Bị Dịch Vụ Môi Trường Ánh Thủy
-
Hội viên : NGUYỄN THỊ VÂN ANH
Công ty TNHH thương mại sản xuất nệm Kim Cương
-
Hội viên : ĐÀO MINH SÁNG
Công ty Cổ phần Giao dịch hàng hóa F.C.I
-
Hội viên : DƯƠNG QUANG NHẬT
Công Ty TNHH Thực Phẩm IZEN
-
Hội viên : NGUYỄN HOÀNG ANH
Công ty TNHH Giải Pháp Công Nghệ BCB
Hội viên mới
Hội viên : Đặng Thị Như Ý
Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ AB&W
Hội viên : Ừng A Cóng
Công ty TNHH Thực Phẫm Sức Khỏe Quang Long
Hội viên : THÁI THỊ NGỌC HƯƠNG
ROYAL APEC (HỘI AN)
Hội viên : LÊ THỊ GIÀU
Công Ty CP Thực Phẩm Bình Tây
Hội viên : NGUYỄN ANH HOÀNG XUÂN VIỆT
ROYAL APEC (SG)
Hội viên : DIỆP NGỌC KIỆT
CTY TNHH Dịch Vụ BSK
Hội viên : NGUYỄN MINH CHÁNH
Công Ty TNHH MTV Nhà Đất Cần Thơ 9999
Hội viên : TRƯƠNG CÔNG VŨ
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Năng Lượng Toàn Cầu
Video hoạt động
Bài viết xem nhiều
- Loạt tỷ phú Việt hao hụt tài sản, một người rời khỏi danh sách tỷ...
- Tập đoàn Bcons Group: Khai trương nhà mẫu Bcons City
- Tổng giám đốc WTO: Việt Nam là câu chuyện thành công về phát triển...
- Dàn 'đại bàng' quản lý khối tài sản từ 1- 500 tỷ USD kéo đến tìm...
- Beta Solution: Nhà phân phối chính thức của Donaldson và INGERSOLL...