Dấu chấm hết cho gỗ dán "quá cảnh" Việt Nam rồi xuất sang Mỹ
Vừa qua, Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ". Đề án đã đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư nước ngoài; ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ hàng hóa, trong đó các mặt hàng có nguy cơ cao như gỗ dán.
Theo đó, nhằm tăng cường quản lý xuất khẩu gỗ dán sang Mỹ để phòng tránh gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp, dẫn tới nguy cơ Mỹ có thể áp dụng các biện pháp siết chặt quản lý đối với gỗ dán xuất khẩu của Việt Nam, tác động tiêu cực đến sản xuất trong nước và làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các doanh nghiệp làm ăn chân chính, căn cứ Nghị định số 69 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Thông tư số 22 quy định về việc tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập gỗ dán vào Việt Nam để tái xuất sang Mỹ.
Theo đó, Bộ Công Thương ra quy định tạm ngừng hoạt động kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập vào Việt Nam để tái xuất sang Kỳ đối với mặt hàng gỗ dán thuộc nhóm HS 44.12 theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 65 của Bộ Tài chính.
Cụ thể, quy định này áp dụng đối với thương nhân tham gia hoạt động kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất; các cơ quan, tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
Trước đó, VnEconomy đã đưa tin về việc gỗ dán là mặt hàng được Bộ Công Thương ấn định cấp độ 4 - cấp độ nguy hiểm cao nhất về nguy cơ lẩn tránh thuế. Từ năm 2017 - 2018, Bộ Thương mại Mỹ liên tục mở các cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với các sản phẩm gỗ từ Trung Quốc. Theo đó, Mỹ đã áp thuế với chống bán phá giá gỗ với Trung Quốc lên tới 183,36% và thuế chống trợ cấp với sản phẩm này của Trung Quốc là 22,98% - 194,90%.
Bức tường thuế này khiến các sản phẩm gỗ từ Trung Quốc bất lực trong việc tiếp cận thị trường Mỹ. Do đó, các doanh nghiệp Trung Quốc đã tìm cách mượn xuất xứ từ các đất nước chưa bị Mỹ áp thuế hoặc áp ở mức thấp.
Nguy cơ này hiện hữu và giới chức Mỹ dễ dàng nhận ra. Tháng 11/2018, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại bằng hình thức chuyển tải đối với các sản phẩm gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam trên cơ sở nghi ngờ công ty Finewood Việt Nam có các hành vi lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại.
Bộ Công Thương cũng thống kê được kim ngạch nhập khẩu gỗ dán từ Trung Quốc giảm gần 81% trong 9 tháng năm 2018, thì Việt Nam tăng 516% trong cùng khoảng thời gian đó.
Từ tháng 10/2018 đến 5 tháng đầu năm 2019, Mỹ đã tiến hành điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đối với sản phẩm gỗ dán nên USITC không công khai số liệu một số sản phẩm có kim ngạch nhập khẩu cao từ Trung Quốc và Việt Nam để đảm bảo tính khách quan trong quá trình điều tra.
Tuy nhiên, theo số liệu của Hải quan Việt Nam cung cấp, trong 5 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu gỗ dán của Việt Nam sang Mỹ đối với các mã HS bị điều tra đạt 25,6 triệu USD.
Hiện tại do Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ đã tiến hành điều tra lẩn tránh thuế dưới hình thức chuyển tải đối với sản phẩm gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam nên cần phải tiến hành tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ.
Theo đó, Bộ Công Thương ra quy định tạm ngừng hoạt động kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập vào Việt Nam để tái xuất sang Kỳ đối với mặt hàng gỗ dán thuộc nhóm HS 44.12 theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 65 của Bộ Tài chính.
Cụ thể, quy định này áp dụng đối với thương nhân tham gia hoạt động kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất; các cơ quan, tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
Trước đó, VnEconomy đã đưa tin về việc gỗ dán là mặt hàng được Bộ Công Thương ấn định cấp độ 4 - cấp độ nguy hiểm cao nhất về nguy cơ lẩn tránh thuế. Từ năm 2017 - 2018, Bộ Thương mại Mỹ liên tục mở các cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với các sản phẩm gỗ từ Trung Quốc. Theo đó, Mỹ đã áp thuế với chống bán phá giá gỗ với Trung Quốc lên tới 183,36% và thuế chống trợ cấp với sản phẩm này của Trung Quốc là 22,98% - 194,90%.
Bức tường thuế này khiến các sản phẩm gỗ từ Trung Quốc bất lực trong việc tiếp cận thị trường Mỹ. Do đó, các doanh nghiệp Trung Quốc đã tìm cách mượn xuất xứ từ các đất nước chưa bị Mỹ áp thuế hoặc áp ở mức thấp.
Nguy cơ này hiện hữu và giới chức Mỹ dễ dàng nhận ra. Tháng 11/2018, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại bằng hình thức chuyển tải đối với các sản phẩm gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam trên cơ sở nghi ngờ công ty Finewood Việt Nam có các hành vi lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại.
Bộ Công Thương cũng thống kê được kim ngạch nhập khẩu gỗ dán từ Trung Quốc giảm gần 81% trong 9 tháng năm 2018, thì Việt Nam tăng 516% trong cùng khoảng thời gian đó.
Từ tháng 10/2018 đến 5 tháng đầu năm 2019, Mỹ đã tiến hành điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đối với sản phẩm gỗ dán nên USITC không công khai số liệu một số sản phẩm có kim ngạch nhập khẩu cao từ Trung Quốc và Việt Nam để đảm bảo tính khách quan trong quá trình điều tra.
Tuy nhiên, theo số liệu của Hải quan Việt Nam cung cấp, trong 5 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu gỗ dán của Việt Nam sang Mỹ đối với các mã HS bị điều tra đạt 25,6 triệu USD.
Hiện tại do Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ đã tiến hành điều tra lẩn tránh thuế dưới hình thức chuyển tải đối với sản phẩm gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam nên cần phải tiến hành tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ.
Nguồn tin: VnEconomy
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Sinh nhật hội viên tháng 11
Chúc mừng sinh nhật
-
Hội viên : VŨ THỊ HẢI YẾN
Công ty TNHH GFS Việt Nam
-
Hội viên : DƯƠNG QUỐC KHÁNH
Công ty CP CN Thiết Bị Dịch Vụ Môi Trường Ánh Thủy
-
Hội viên : NGUYỄN THỊ VÂN ANH
Công ty TNHH thương mại sản xuất nệm Kim Cương
-
Hội viên : ĐÀO MINH SÁNG
Công ty Cổ phần Giao dịch hàng hóa F.C.I
-
Hội viên : DƯƠNG QUANG NHẬT
Công Ty TNHH Thực Phẩm IZEN
-
Hội viên : NGUYỄN HOÀNG ANH
Công ty TNHH Giải Pháp Công Nghệ BCB
Hội viên mới
Hội viên : Đặng Thị Như Ý
Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ AB&W
Hội viên : Ừng A Cóng
Công ty TNHH Thực Phẫm Sức Khỏe Quang Long
Hội viên : THÁI THỊ NGỌC HƯƠNG
ROYAL APEC (HỘI AN)
Hội viên : LÊ THỊ GIÀU
Công Ty CP Thực Phẩm Bình Tây
Hội viên : NGUYỄN ANH HOÀNG XUÂN VIỆT
ROYAL APEC (SG)
Hội viên : DIỆP NGỌC KIỆT
CTY TNHH Dịch Vụ BSK
Hội viên : NGUYỄN MINH CHÁNH
Công Ty TNHH MTV Nhà Đất Cần Thơ 9999
Hội viên : TRƯƠNG CÔNG VŨ
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Năng Lượng Toàn Cầu
Video hoạt động
Bài viết xem nhiều
- Loạt tỷ phú Việt hao hụt tài sản, một người rời khỏi danh sách tỷ...
- Tập đoàn Bcons Group: Khai trương nhà mẫu Bcons City
- Tổng giám đốc WTO: Việt Nam là câu chuyện thành công về phát triển...
- Dàn 'đại bàng' quản lý khối tài sản từ 1- 500 tỷ USD kéo đến tìm...
- Beta Solution: Nhà phân phối chính thức của Donaldson và INGERSOLL...