Mở cửa đón khách quốc tế: Chậm sẽ mất cơ hội
Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Lê Quang Tùng cho biết Thủ tướng Chính phủ đã giao bộ chủ trì xây dựng kế hoạch từng bước đón khách quốc tế. Theo đó, trước mắt bộ đang phối hợp với một số địa phương xây dựng đề án đón khách du lịch.
Nhiều công ty du lịch, chuyên gia cho rằng điều quan trọng nhất hiện nay là mở cửa dần dần để hồi phục lại giao thương và du lịch nhưng vẫn bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh.
Bà NGUYỄN NGUYỆT VÂN KHANH, Phó Giám đốc Ban tiếp thị Công ty Du lịch Vietravel:
Nên xem xét mở cửa trước với một số quốc gia
Mở cửa đón khách quốc tế là việc tất yếu phải thực hiện, vấn đề chỉ là thời điểm. Nếu Việt Nam mở cửa trễ sẽ đánh mất cơ hội. Tuy nhiên, nếu mở cửa mà không kiểm soát kỹ sẽ có nguy cơ đối mặt với việc dịch tái phát. Vì vậy, Việt Nam cần phải cẩn trọng xem xét nên mở cửa đối với quốc gia nào trước.
Tôi cho rằng đầu tiên Việt Nam nên chọn mở cửa với các quốc gia cũng đã xác nhận an toàn như Việt Nam. Ví dụ, đến thời điểm tháng 7, Thái Lan xác nhận an toàn và hết dịch. Nhật Bản cũng xác nhận an toàn. Như vậy, Việt Nam nên mở cửa cho nhập cảnh qua lại với những quốc gia này. Theo cơ chế bắc cầu, Việt Nam, Thái Lan và Nhật Bản lại tiếp tục mở cửa với các quốc gia khác được xác nhận an toàn.
Từ đó tạo ra một vòng tròn các quốc gia an toàn được phép giao thương, du lịch qua lại với nhau. Việc này sẽ là tiền đề cho việc phát triển lại mảng du lịch quốc tế của từng quốc gia.
Ông TRẦN THẾ DŨNG, Phó Chủ nhiệm nhóm kích cầu du lịch nội địa TP.HCM:
Chờ dịch hết mới mở cửa đón khách thì chưa biết đến bao giờ
Thời gian qua Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch cùng các địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động, chủ động kết nối những chuyến đi khảo sát nhằm kích cầu du lịch nội địa. Nay ngành du lịch cũng nên định hướng mở cửa đón khách quốc tế.
Đến ngày 1-7 tới đây, dự kiến sẽ có hơn 60 quốc gia bắt đầu mở cửa biên giới hàng không. Trong đó, một số nước đã khởi động kết nối lại các hoạt động du lịch. Đây là tín hiệu tốt để Việt Nam chuẩn bị các chương trình quảng bá kích cầu du lịch quốc tế đến vào tháng 8.
Tổng cục Du lịch nên tổ chức những đoàn khảo sát và bàn bạc liên kết hợp tác du lịch hậu COVID-19 với những quốc gia ở châu Á đã kiểm soát tốt dịch bệnh vừa qua như Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản… Từ đó, thống nhất phương thức tổ chức nhưng phải đặt sự an toàn phòng, chống dịch lên hàng đầu.
Tôi cho rằng trước mắt Việt Nam chỉ nên tổ chức loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển và tập trung khách ăn nghỉ tại một số khu resort đạt tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế. Đây cũng là cách để kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh, chống sự lây lan chứ không tổ chức đi lại, tham quan tự do như các tour truyền thống. Có thể quy hoạch các địa phương như Phú Quốc, Nha Trang, Phan Thiết... để tổ chức thử nghiệm.
Với du khách, trước khi khởi hành, ngành du lịch nước bạn sẽ có trách nhiệm xét nghiệm y tế cho khách và Việt Nam chỉ cho nhập cảnh những du khách có kết quả âm tính với COVID-19. Nếu tiếp tục chờ đợi đến khi hết dịch, e rằng chúng ta sẽ chậm chân hơn các nước trong khu vực, đồng nghĩa làm mất nhiều cơ hội phục hồi kinh tế.
Nhiều ý kiến đề nghị cần mở cửa đón khách quốc tế có sự chắt lọc và làm từng bước một. Ảnh: TÚ UYÊN
Ông ĐẶNG MẠNH PHƯỚC, Giám đốc điều hành Công ty Nghiên cứu và tư vấn giải pháp du lịch Outbox Consulting:
Chậm trễ sẽ đánh mất cơ hội
Việt Nam là một trong số quốc gia an toàn nhất trên thế giới trong đợt dịch này. Nếu bỏ qua cơ hội trở thành nước đầu tiên khởi động lại du lịch quốc tế, ở một góc độ nào đó có thể nói Việt Nam tự tay vứt bỏ cơ hội quý báu.
Chúng tôi cho rằng Việt Nam nên ngay lập tức chuẩn bị phương án cho việc đón khách quốc tế trở lại từng bước. Nếu ngành du lịch đặt mục tiêu quý IV-2020 sẽ có khách quốc tế thì phải có giải pháp, lộ trình, chính sách để hiện thực hóa mục tiêu đó.
Hơn nữa, ngành du lịch Việt Nam muốn mở cửa đón khách thì phải chuẩn bị để thuyết phục khách, thuyết phục Chính phủ rằng du lịch Việt Nam đã sẵn sàng và đã có đủ giải pháp để phòng ngừa mọi rủi ro có thể có.
Chúng ta nên mạnh dạn mở cửa lại cho du lịch quốc tế vì điều này cũng giảm áp lực cho các công ty du lịch. Không thể nào chỉ dựa vào du lịch nội địa mãi được. Tuy nhiên, cần một kế hoạch, tính toán cẩn thận từ việc bảo đảm an toàn, khả năng thu hút du khách đến. Qua đó vừa khai thác tốt được cơ hội, vừa tạo điều kiện cho các công ty du lịch được hoạt động nhưng vẫn bảo đảm an toàn dịch bệnh.
TS PHẠM TRUNG LƯƠNG, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch:
Còn tiềm ẩn rủi ro
Thời điểm này chưa thích hợp để đón khách du lịch quốc tế vì còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu khách quốc tế bị nhiễm bệnh mà không phát hiện ra sẽ làm bao nhiêu công sức của đất nước trong chống dịch lại đổ xuống sông biển và lúc đó hình ảnh điểm đến an toàn của Việt Nam sẽ không còn nữa.
Chính vì vậy, những gì mình thu được từ du lịch quốc tế có thể sẽ không bù lại được những thiệt hại mà nó gây ra.
Nhiều quốc gia muốn nối lại việc du lịch với Việt Nam Mới đây, nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… đã bày tỏ mong muốn nối lại du lịch với Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều du khách, công ty du lịch cũng mong muốn Việt Nam sớm mở cửa đón khách quốc tế và ngược lại. Chẳng hạn, Cơ quan Xúc tiến du lịch Nhật Bản tại Việt Nam (JNTO) cho biết mới đây đã tiến hành khảo sát online đối với các công ty du lịch, hãng hàng không tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và các tỉnh về việc mở bán lại các sản phẩm du lịch Nhật Bản. Theo đó có đến 98,2% công ty tham gia khảo sát trả lời “muốn mở bán lại” các sản phẩm du lịch Nhật Bản và các chuyến bay đến Nhật Bản khi dịch COVID-19 được kiểm soát. “Nên mở cửa lại du lịch có kiểm soát” Tại hội nghị liên kết phát triển du lịch vùng Đông Nam bộ vừa diễn ra chiều 28-6 với sự tham dự của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng nếu chúng ta đã xác định rõ các tiêu chí thế nào là nước an toàn, thời gian duy trì an toàn... thì có thể bàn với từng nước mở cửa lại du lịch một cách có kiểm soát. Dịch COVID-19 còn kéo dài trên thế giới và diễn ra không đồng đều nhưng không thể đợi thế giới hết dịch mới mở cửa. Lúc đó chắc nhiều nước đã “ốm” về kinh tế. “Chúng ta nên thúc đẩy cả du lịch nội địa và du lịch nước ngoài; chọn lọc những nước an toàn, đặc biệt là những nước gần với chúng ta để mở cửa từng bước” - Bí thư Nhân nói. |
Tác giả bài viết: TÚ UYÊN
Nguồn tin: plo.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Sinh nhật hội viên tháng 11
Chúc mừng sinh nhật
-
Hội viên : VŨ THỊ HẢI YẾN
Công ty TNHH GFS Việt Nam
-
Hội viên : DƯƠNG QUỐC KHÁNH
Công ty CP CN Thiết Bị Dịch Vụ Môi Trường Ánh Thủy
-
Hội viên : NGUYỄN THỊ VÂN ANH
Công ty TNHH thương mại sản xuất nệm Kim Cương
-
Hội viên : ĐÀO MINH SÁNG
Công ty Cổ phần Giao dịch hàng hóa F.C.I
-
Hội viên : DƯƠNG QUANG NHẬT
Công Ty TNHH Thực Phẩm IZEN
-
Hội viên : NGUYỄN HOÀNG ANH
Công ty TNHH Giải Pháp Công Nghệ BCB
Hội viên mới
Hội viên : Đặng Thị Như Ý
Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ AB&W
Hội viên : Ừng A Cóng
Công ty TNHH Thực Phẫm Sức Khỏe Quang Long
Hội viên : THÁI THỊ NGỌC HƯƠNG
ROYAL APEC (HỘI AN)
Hội viên : LÊ THỊ GIÀU
Công Ty CP Thực Phẩm Bình Tây
Hội viên : NGUYỄN ANH HOÀNG XUÂN VIỆT
ROYAL APEC (SG)
Hội viên : DIỆP NGỌC KIỆT
CTY TNHH Dịch Vụ BSK
Hội viên : NGUYỄN MINH CHÁNH
Công Ty TNHH MTV Nhà Đất Cần Thơ 9999
Hội viên : TRƯƠNG CÔNG VŨ
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Năng Lượng Toàn Cầu
Video hoạt động
Bài viết xem nhiều
- Loạt tỷ phú Việt hao hụt tài sản, một người rời khỏi danh sách tỷ...
- Tập đoàn Bcons Group: Khai trương nhà mẫu Bcons City
- Tổng giám đốc WTO: Việt Nam là câu chuyện thành công về phát triển...
- Dàn 'đại bàng' quản lý khối tài sản từ 1- 500 tỷ USD kéo đến tìm...
- Beta Solution: Nhà phân phối chính thức của Donaldson và INGERSOLL...