Gian lận thương mại, rủi ro lớn cho ngành gỗ Việt
Ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam đang tăng trưởng “nóng”, thể hiện ở việc nâng cao kim ngạch, đặc biệt là xuất khẩu, và các dự án FDI đầu tư vào ngành tăng rất nhanh. Đây là tín hiệu đáng mừng, nhưng đồng thời cũng dấy lên lo ngại rủi ro về gian lận thương mại trong bối cảnh của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Tăng trưởng cao…
Thời gian gần đây, đầu tư ngoài (FDI) vào lĩnh vực chế biến gỗ tăng rất nhanh. Theo báo cáo Đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ Việt Nam của Hiệp hội gỗ và Forest Trends, trong 9 tháng năm 2019 có 67 dự án đăng ký mới, tương đương cả năm 2018. Tổng số vốn đầu tư của các dự án này trên 581 triệu USD, tăng hơn 2,3 lần so với tổng vốn đăng ký cả năm 2018. Đặc biệt, các dự án FDI mới tập trung chủ yếu vào mảng chế biến gỗ chiếm hơn 64% số dự án đăng ký trong lĩnh vực này.
Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu trong danh sách các quốc gia đầu tư vào ngành chế biến gỗ Việt Nam. Chỉ tính trong 9 tháng đầu năm 2019, số dự án FDI từ Trung Quốc đầu tư mới vào Việt Nam là 40 dự án, chiếm gần 60% trong tổng số dự án đầu tư, tăng 1,7 lần và quy mô tăng 2,3 lần so với năm 2018. Đặc biệt là trong tổng số 15 dự án đầu tư mới năm 2019, với vốn đăng ký dưới 1 triệu USD/dự án có 10 dự án của Trung Quốc.
Theo “Báo cáo giảm rủi ro để phát triển bền vững cho ngành gỗ Việt Nam” được trình bày tại hội thảo “Thực trạng xuất nhập khẩu và chuyển dịch FDI ngành gỗ” do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam tổ chức mới đây, các loại ván, bao gồm ván bóc, ván lạng, ván dăm và gỗ dán là các mặt hàng nhập khẩu với lượng và giá trị tăng nhanh trong thời gian gần đây.
Cụ thể, ván bóc, ván lạng có lượng tăng nhanh trong giai đoạn 2017 - 2018, với kim ngạch khoảng trên 120 triệu USD/năm, lượng nhập khẩu trên 165.000m3 sản phẩm. Tăng trưởng trong nhập khẩu các mặt hàng này vẫn được duy trì trong 9 tháng đầu năm 2019.
Ván dăm cũng có động lực tăng trưởng tương tự, với lượng nhập khẩu tăng nhanh, đạt trên 300.000m3/năm, kim ngạch 60 - 70 triệu USD. Mặt hàng gỗ dán cũng có mức tăng trưởng cao, với lượng và kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đầu năm nay tương đương với trên dưới 80% kim ngạch của cả năm 2018.
… rủi ro lớn
Tăng trưởng nhập khẩu diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu dừng lại và nhu cầu nội địa không tăng, xuất khẩu các loại ván này, đặc biệt là mặt hàng gỗ dán vào các thị trường như Mỹ và Hàn Quốc tăng nhanh. Chính vì thế, nhóm báo cáo cho rằng, nguyên nhân là do nhu cầu trong chế biến phục vụ xuất khẩu tăng, và do gian lận thương mại.
Gian lận thương mại đối với các mặt hàng ván này cũng có thể được thực hiện qua hình thức “đầu tư chui”, “đầu tư núp bóng”, với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt từ Trung Quốc, sử dụng các loại ván nguyên liệu nhập khẩu, không thông qua chế biến, hoặc chỉ chế biến sơ bộ ở Việt Nam, lấy nhãn mác tại Việt Nam để xuất khẩu.
Hiện cơ quan thương mại của Mỹ đang tiến hành điều tra một số công ty của Trung Quốc có dấu hiệu vi phạm gian lận thương mại đối với mặt hàng gỗ dán từ Việt Nam. Mặt hàng gỗ dán với mức thuế chống bán phá giá Mỹ đang áp với gỗ từ Trung Quốc là 183,36% và thuế chống trợ cấp là 22,98 - 194,9%. Cũng mặt hàng này nhưng xuất xứ của Việt Nam chỉ phải chịu 8%. Cơ quan thương mại Hàn Quốc và Ấn Độ cũng đang xem xét khả năng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng tương tự của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này.
Ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia của Tổ chức Forest Trend cho biết, gian lận thương mại trong các mặt hàng ván đã trở thành rủi ro rất lớn cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Trong tương lai có thể xuất hiện động thái tương tự tại các thị trường xuất khẩu khác của Việt Nam. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý và ngành cần có mối quan tâm đặc biệt tới vấn đề này.
Cần giải pháp kiểm soát rủi ro
Theo ông Tô Xuân Phúc, Chính phủ cần thực hiện kiểm soát rủi ro trong FDI có thể bắt đầu bằng việc rà soát cả 3 loại hình đầu tư, bao gồm: đầu tư mới, các dự án tăng vốn và dự án mua cổ phần. Cơ quan chức năng nên ưu tiên rà soát các dự án đầu tư mới, có quy mô nhỏ, đặc biệt là 15 dự án đầu tư mới năm 2019, với vốn đăng ký dưới 1 triệu USD/dự án.
Để thu thập thông tin về tình trạng “đầu tư chui”, “đầu tư núp bóng”, các hiệp hội gỗ địa phương là một trong những kênh thông tin quan trọng và hữu hiệu để thu thập thông tin về các hình thức đầu tư này nhằm cung cấp cho các cơ quan quản lý.
Đồng quan điểm bà Trần Thị Thu Hương, Giám đốc Trung tâm Xác nhận chứng từ thương mại - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, thời gian qua việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) của đơn vị cho các doanh nghiệp gỗ đang chậm hơn so với các mặt hàng khác. Đặc biệt, các doanh nghiệp lần đầu tiên xin cấp C/O sẽ phải chờ lâu hơn nữa. Bởi, để kiểm soát, ngăn chặn việc gian lận thương mại, đơn vị sẽ phải đi thực tế kiểm tra cơ sở sản xuất, từ nhà xưởng, trang thiết bị máy móc, để xem cơ sở có đủ năng lực sản xuất sản phẩm đó hay không mới cấp C/O, hay chỉ là doanh nghiệp “núp bóng”, nhập khẩu về rồi lại xuất đi.
Để kiểm tra và xử lý vấn đề gian lận thương mại, Chính phủ nên thành lập tổ công tác đặc biệt. Tổ công tác cần bao gồm các cơ quan quản lý trực tiếp có liên quan như cơ quan phụ trách xuất nhập khẩu, phòng vệ thương mại, hải quan, đầu tư nước ngoài, cơ quan cấp CO. Hiệp hội gỗ với kinh nghiệm và thông tin sâu rộng về ngành nên là một thành viên của tổ này. Các thành viên của Tổ cần thường xuyên trao đổi và cập nhật thông tin, thực hiện các biện pháp kiểm tra giám sát và đưa ra các quyết định xử lý nhanh và hiệu quả khi có vi phạm xảy ra./.
Nguồn tin: Báo TNVN
Những tin mới hơn
Sinh nhật hội viên tháng 01
Chúc mừng sinh nhật
-
Hội viên : NGUYỄN VĂN NAM
CÔNG TY TNHH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ & QC VINAEVENT
Hội viên mới
Hội viên : Đặng Thị Như Ý
Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ AB&W
Hội viên : Ừng A Cóng
Công ty TNHH Thực Phẫm Sức Khỏe Quang Long
Hội viên : THÁI THỊ NGỌC HƯƠNG
ROYAL APEC (HỘI AN)
Hội viên : LÊ THỊ GIÀU
Công Ty CP Thực Phẩm Bình Tây
Hội viên : NGUYỄN ANH HOÀNG XUÂN VIỆT
ROYAL APEC (SG)
Hội viên : DIỆP NGỌC KIỆT
CTY TNHH Dịch Vụ BSK
Hội viên : NGUYỄN MINH CHÁNH
Công Ty TNHH MTV Nhà Đất Cần Thơ 9999
Hội viên : TRƯƠNG CÔNG VŨ
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Năng Lượng Toàn Cầu
Video hoạt động
Bài viết xem nhiều
- Tập đoàn Bcons Group: Khai trương nhà mẫu Bcons City
- Dàn 'đại bàng' quản lý khối tài sản từ 1- 500 tỷ USD kéo đến tìm...
- Gia Lai: Kết nối Đầu tư, XT-TM Huyện Chư Puh cùng Hiệp hội Trang...
- Xe Khách Petro Bình Phước - Limousine Bình Phước
- CLB Golf Doanh Nhân Bình Dương với Giải Golf hứa hẹn nhiều dấu ấn