Biển Đông: Hiểu đúng ý nghĩa công hàm Phạm Văn Đồng
LTS: Ngày 17-4-2020, Trung Quốc (TQ) gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc để khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Trong đó, TQ khẳng định chính phủ Việt Nam cũng đã công nhận điều này thông qua công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Để độc giả hiểu rõ về sự kiện công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và mưu đồ của TQ ở biển Đông, Pháp Luật TP.HCM thực hiện loạt bài: “Bẻ gãy luận điệu của Trung Quốc ở Liên Hiệp Quốc”.
Bài viết dựa vào cuộc phỏng vấn PGS-TS Vũ Thanh Ca, chuyên gia về Luật Biển quốc tế ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ, Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam.
Ngày 4-9-1958, Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (gọi chung là Trung Quốc, viết tắt là TQ) ban hành bản tuyên bố về hải phận. 10 ngày sau, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi một công hàm, thể hiện sự ủng hộ của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) đối với tuyên bố hải phận 12 hải lý của TQ.
Đây là một dữ kiện lịch sử, pháp lý mà TQ đã và đang sử dụng để khẳng định không có quốc gia nào phản đối yêu sách của TQ ở biển Đông. Tuy nhiên, sự thật của lịch sử chưa bao giờ giống như những gì Bắc Kinh tuyên truyền.
Bản tuyên bố đơn phương của TQ
. Phóng viên: Xin ông tóm tắt những điểm chính liên quan đến tuyên bố của phía TQ vào năm 1958 liên quan đến chủ quyền biển Đông?
+ PGS-TS Vũ Thanh Ca: Bản tuyên bố của TQ bao gồm bốn điều. Thứ nhất, bề rộng hải phận của TQ là 12 hải lý. Điều này áp dụng cho những nơi mà nước này gọi là: “Lãnh thổ TQ trên đất liền và các hải đảo duyên hải, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) cùng các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc TQ”.
Thứ hai, TQ xác định các đường cơ sở của hải phận dọc theo đất liền TQ và các đảo ngoài khơi được xác định bởi “các đường thẳng nối liền mỗi điểm cơ sở của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường cơ sở là hải phận của TQ...”.
Thứ ba, TQ yêu cầu các nước không được tự ý xâm nhập hải phận và vùng trời phía trên hải phận nước này. Cuối cùng, TQ tuyên bố điều (2) và (3) kể trên cũng áp dụng cho các điểm mà TQ gọi là: Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa…
Chiến sĩ đảo Núi Le (thuộc quần đảo Trường Sa) nâng cao cảnh giác, vững vàng tay súng bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. Ảnh: TTXVN
TQ cố ý suy diễn sai lệch nội dung công hàm Phạm Văn Đồng với ý đồ khẳng định yêu sách trái phép tại vùng biển này. Ảnh: FACEBOOK
Vì sao TQ ra tuyên bố về chủ quyền?
. Động lực nào khiến TQ ra tuyên bố chủ quyền vào năm 1958 như nêu trên, thưa ông?
+ Cho tới đầu thế kỷ XX, lãnh hải (hải phận) của quốc gia ven biển được quy định là ba hải lý tính từ đường cơ sở. Đến đầu thế kỷ XX, một số quốc gia muốn mở rộng giới hạn chủ quyền quốc gia ven biển cũng như giới hạn về quyền sở hữu và khai thác tài nguyên trong vùng biển ven bờ của quốc gia. Từ cuối những năm 1940 của thế kỷ XX, một số nước đã mở rộng lãnh hải tới 12 hải lý.
Hội nghị về Luật Biển Liên Hiệp Quốc (LHQ) lần thứ nhất (UNCLOS I) tổ chức ở Geneva, Thụy Sĩ từ ngày 24-2 đến 27-4-1958. Hội nghị này xuất hiện mâu thuẫn trong quá trình đàm phán: Một số nước như Mỹ, Anh có quan điểm giữ nguyên quy định chiều rộng lãnh hải ba hải lý. Trái lại, nhiều nước khác, đặc biệt là các nước xã hội chủ nghĩa và các nước đang phát triển khác, đề nghị mở rộng chiều rộng lãnh hải tới 12 hải lý. Kết quả, công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải 1958 chưa quy định được chiều rộng lãnh hải.
. Được biết, TQ không được mời dự hội nghị về Luật Biển LHQ lần thứ nhất năm 1958. Có phải vì vậy mà họ đơn phương ra tuyên bố về chủ quyền biển, trong đó có yêu cầu về chiều rộng hải phận của TQ là 12 hải lý?
+ Vào thời kỳ đó, có những vấn đề rất cấp bách ở TQ liên quan tới quy định về chiều rộng lãnh hải của họ. Trong giai đoạn chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), vùng lãnh thổ Đài Loan có nguy cơ bị TQ tấn công. Để bảo vệ Đài Loan, Mỹ đã điều Hạm đội 7 vào eo biển Đài Loan và TQ đã mạnh mẽ phản đối việc này.
Sau khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất (tháng 9-1954), khủng hoảng lần hai tiếp tục xảy ra vào tháng 8-1958. TQ tái diễn nã pháo vào đảo Kim Môn. Theo hiệp định phòng thủ chung với chính quyền Đài Loan, Mỹ điều hai tàu chiến đến eo biển Đài Loan. Hai tàu này đã hộ tống các tàu Đài Loan tới khoảng cách ba hải lý tính từ bờ của đảo Kim Môn. TQ cho rằng Mỹ vi phạm chủ quyền của mình, trong khi Mỹ cho rằng Mỹ chỉ hoạt động trong khu vực ngoài lãnh hải của TQ và tuân thủ luật pháp quốc tế. Một phần vì hội nghị về Luật Biển LHQ lần thứ nhất không mời TQ, phần nữa vì muốn ngăn chặn các nước tiếp cận gần bờ biển của mình (trong phạm vi 12 hải lý), TQ ra tuyên bố về lãnh hải.
Công hàm Phạm Văn Đồng chỉ là ngoại giao
. Sau tuyên bố của TQ vào tháng 9-1958, Chính phủ VNDCCH phản ứng ra sao?
+ Ngày 14-9-1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gửi một công hàm đến Thủ tướng Chu Ân Lai của Hội đồng Nhà nước TQ để khẳng định sự ủng hộ của Chính phủ Việt Nam đối với tuyên bố hải phận 12 hải lý của TQ.
Theo đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “Chính phủ nước VNDCCH ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4-9-1958, của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của TQ. Chính phủ nước VNDCCH tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của TQ trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên mặt bể”.
. Trong bối cảnh lịch sử như ông đã trình bày, có thể hiểu nội dung công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như thế nào?
+ Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi công hàm với mục đích ngoại giao, thể hiện sự đoàn kết về mặt chính trị và ủng hộ lập trường hải phận 12 hải lý của TQ. Các quốc gia trong phe xã hội chủ nghĩa như Liên Xô cũng làm như vậy. Đây là động thái hoàn toàn bình thường của các nước xã hội chủ nghĩa trong hoàn cảnh chiến tranh lạnh, đối đầu với phe tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu.
Như vậy, bản chất công hàm Phạm Văn Đồng là một văn kiện ngoại giao đơn phương với mục đích rất đơn giản: Thể hiện sự đoàn kết với TQ chống lại Mỹ và các nước thuộc phe tư bản chủ nghĩa.
Tóm lại, hiểu được bối cảnh quốc tế khi ra đời của tuyên bố từ phía TQ về hải phận và công hàm Phạm Văn Đồng thì mới có đủ cơ sở để đánh giá ý định của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Chính phủ VNDCCH khi ban hành công hàm này. Từ đó mới có thể đánh giá giá trị pháp lý của công hàm và ảnh hưởng của nó tới chủ quyền Việt Nam (mà tôi sẽ nói rõ hơn ở bài sau).
. Xin cám ơn ông.
Công hàm TQ gửi lên LHQ không phù hợp luật pháp quốc tế Chiều 23-4, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Ngô Toàn Thắng nói với báo chí: Việt Nam phản đối các nội dung trong công hàm ngày 17-4 của TQ gửi LHQ cũng như các công hàm trước đó nêu các yêu sách chủ quyền ở biển Đông. Ông Thắng khẳng định các công hàm chứa đựng những yêu sách chủ quyền phi lý của TQ đối với Hoàng Sa và Trường Sa không phù hợp luật pháp quốc tế, trái với quy định của UNCLOS. Ngày 30-3-2020, Việt Nam đã lưu hành công hàm tại LHQ để bác bỏ các yêu sách của TQ, như đã được nêu trong nhiều văn bản gửi LHQ và các cơ quan quốc tế liên quan. Việt Nam cũng đã giao thiệp với TQ để khẳng định mạnh mẽ lập trường nhất quán của Việt Nam, bác bỏ quan điểm sai trái của TQ. Ngày 10-4-2020, Việt Nam lưu hành công hàm để khẳng định lập trường trong vấn đề biển Đông với các nước liên quan khác. Ông Ngô Toàn Thắng khẳng định: Là quốc gia ven biển, Việt Nam được hưởng đầy đủ các vùng biển tại biển Đông được xác lập trên cơ sở UNCLOS; mọi yêu sách biển trái với quy định UNCLOS, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam là không có giá trị. |
___________________________
Kỳ 2: Công hàm Phạm Văn Đồng dưới ánh sáng luật quốc tế
Tác giả bài viết: ĐỖ THIỆN thực hiện
Nguồn tin: plo.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Sinh nhật hội viên tháng 11
Chúc mừng sinh nhật
-
Hội viên : VŨ THỊ HẢI YẾN
Công ty TNHH GFS Việt Nam
-
Hội viên : DƯƠNG QUỐC KHÁNH
Công ty CP CN Thiết Bị Dịch Vụ Môi Trường Ánh Thủy
-
Hội viên : NGUYỄN THỊ VÂN ANH
Công ty TNHH thương mại sản xuất nệm Kim Cương
-
Hội viên : ĐÀO MINH SÁNG
Công ty Cổ phần Giao dịch hàng hóa F.C.I
-
Hội viên : DƯƠNG QUANG NHẬT
Công Ty TNHH Thực Phẩm IZEN
-
Hội viên : NGUYỄN HOÀNG ANH
Công ty TNHH Giải Pháp Công Nghệ BCB
Hội viên mới
Hội viên : Đặng Thị Như Ý
Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ AB&W
Hội viên : Ừng A Cóng
Công ty TNHH Thực Phẫm Sức Khỏe Quang Long
Hội viên : THÁI THỊ NGỌC HƯƠNG
ROYAL APEC (HỘI AN)
Hội viên : LÊ THỊ GIÀU
Công Ty CP Thực Phẩm Bình Tây
Hội viên : NGUYỄN ANH HOÀNG XUÂN VIỆT
ROYAL APEC (SG)
Hội viên : DIỆP NGỌC KIỆT
CTY TNHH Dịch Vụ BSK
Hội viên : NGUYỄN MINH CHÁNH
Công Ty TNHH MTV Nhà Đất Cần Thơ 9999
Hội viên : TRƯƠNG CÔNG VŨ
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Năng Lượng Toàn Cầu
Video hoạt động
Bài viết xem nhiều
- Loạt tỷ phú Việt hao hụt tài sản, một người rời khỏi danh sách tỷ...
- Tập đoàn Bcons Group: Khai trương nhà mẫu Bcons City
- Tổng giám đốc WTO: Việt Nam là câu chuyện thành công về phát triển...
- Dàn 'đại bàng' quản lý khối tài sản từ 1- 500 tỷ USD kéo đến tìm...
- Beta Solution: Nhà phân phối chính thức của Donaldson và INGERSOLL...