Trung Quốc gặp áp lực lớn vì bị điều tra nguồn gốc COVID-19

Thứ hai - 04/05/2020 22:24
Phương Tây liên tục đưa ra những cáo buộc liên quan đến vấn đề minh bạch thông tin của Trung Quốc về dịch COVID-19 cũng như về nguồn gốc của virus.

Sau vụ công bố chấn động tập hồ sơ của liên minh tình báo năm nước Ngũ Nhãn (Mỹ, Úc, New Zealand, Canada và Anh) thẳng thừng cáo buộc Trung Quốc (TQ) cố tình che giấu nguồn gốc, thông tin đại dịch COVID-19 và “đẩy thế giới vào nguy hiểm” hồi 2-5, Mỹ và Anh tiếp tục đưa ra những thông tin mới xung quanh cuộc tranh cãi này.

Mỹ tuyên bố có bằng chứng mới

Trả lời phỏng vấn của đài ABC ngày 3-5, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố Washington có “bằng chứng lớn” cho thấy virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19 xuất phát từ một phòng thí nghiệm ở TP Vũ Hán, TQ. Quan chức này khẳng định sẽ khiến bên có trách nhiệm trong chuyện này “phải trả giá”.

Dù vậy, Ngoại trưởng Pompeo lại có nhiều phát biểu cho thấy ông không rõ hoặc không thống nhất được liệu virus là sản phẩm nhân tạo hay là một virus tự nhiên vô tình rò rỉ khỏi phòng thí nghiệm.

Cụ thể, ban đầu ông Pompeo nhấn mạnh các chuyên gia của Mỹ đều tuyên bố virus gây dịch COVID-19 là sản phẩm nhân tạo và ông “không có lý do gì để không tin lập luận này”. Tuy nhiên, sau khi được ABC cho biết là cộng đồng tình báo Mỹ khẳng định virus không do con người tạo ra thì ông Pompeo lại đổi ý và đồng tình với thông tin này, theo tờ The Guardian.

Cùng ngày, Tổng thống Donald Trump cũng đưa một số nhận xét tương tự. Cụ thể, nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định TQ “đã sai phạm khủng khiếp” khi cố tình che giấu thông tin về đại dịch. Ông khẳng định Mỹ sẽ áp thuế quan trả đũa TQ nếu đúng thật đại dịch COVID-19 là do Bắc Kinh thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý các cơ sở sinh hóa học.

Trung Quốc gặp áp lực lớn vì bị điều tra nguồn gốc COVID-19 - ảnh 1
Nhân viên y tế đưa người nghi nhiễm COVID-19 đi cách ly ở TP Vũ Hán, TQ hồi tháng 2-2020. Ảnh: AFP

Anh: Khả năng sẽ điều tra TQ

Phát biểu hôm 3-5 (giờ địa phương), Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace khẳng định TQ rất cần phải trả lời những câu hỏi về cách xử lý dịch COVID-19 giai đoạn đầu và liệu nước này đã cảnh báo thế giới kịp thời chưa. Quan chức này cho rằng tình hình hiện tại đòi hỏi Bắc Kinh phải cởi mở với quốc tế về mọi thông tin liên quan đến dịch bệnh, cả những thành công lẫn thiếu sót, theo tờ The Sun.

Trung Quốc gặp áp lực lớn vì bị điều tra nguồn gốc COVID-19 - ảnh 2
 

Nhiều hình ảnh từ những năm 2017, 2018 cho thấy Viện Virus học Vũ Hán thiếu những quy trình và nguyên tắc đảm bảo an ninh sinh hóa học cơ bản khi thực hiện nghiên cứu. Do đó, việc đại dịch COVID-19 bùng phát hiện nay có bàn tay con người là rất có khả năng.

Chuyên gia châu Á thuộc Viện nghiên cứu
 MATTHEW HENDERSON 

Henry Jackson Society (Anh)

Được biết bình luận của ông Wallace được đưa ra ngay sau khi tờ The Telegraph cùng ngày đăng tải một bài báo khẳng định chính quyền Anh đã biết TQ cố tình che giấu dịch COVID-19 từ tháng 1. Theo đó, một nguồn tin giấu tên thuộc Cục Tình báo mật Anh (MI6) khẳng định London “đã nắm rõ” tình hình ở Vũ Hán ngay từ lúc dịch vừa bùng phát và đã chỉ đạo các bộ trưởng “không nên tin vào những thông tin hay số liệu mà Bắc Kinh công bố”. Nguồn tin còn khẳng định Anh tuần trước đã ngưng sử dụng số liệu dịch do cơ quan TQ công bố để so sánh trong báo cáo hằng ngày do lo ngại về độ chính xác.

Trả lời The Telegraph, cựu chủ tịch Ủy ban Tình báo và An ninh nghị viện Anh Dominic Grieve cho rằng nếu nguồn tin nói trên chính xác thì nghị viện cần nhanh chóng xem xét lại toàn bộ những tình báo Anh đã thu thập được về tình hình COVID-19 ở TQ để phục vụ cho các công tác điều tra nhằm vào nước này hiện nay.

Mỹ: Trung Quốc giấu dịch để đầu cơ vật tư y tế

Hãng tin AP ngày 3-5 dẫn báo cáo của Bộ An ninh nội địa Mỹ (DHS) khẳng định Bắc Kinh đã cố tình che giấu thông tin về dịch COVID-19 thời điểm dịch mới bùng phát hồi tháng 1 để ngầm đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu và giảm xuất khẩu trang thiết bị y tế.

Cụ thể, số liệu thống kê cho thấy TQ trong tháng 1 nâng mức nhập khẩu khẩu trang lên 278%, đồ bảo hộ y tế lên 72% và găng tay y tế lên 32%. Trong khi đó, số lượng xuất khẩu nhiều mặt hàng y tế lại giảm đáng kể. Chẳng hạn, xuất khẩu găng tay y tế giảm 48%, đồ bảo hộ y tế giảm 71%, khẩu trang giảm 48% và máy thở giảm 45%.

Tất cả hoạt động đều diễn ra trước khi nước này công bố dịch với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Hiện Bắc Kinh chưa đưa ra bình luận chính thức về báo cáo trên. 

 

 

Tác giả bài viết: VĨ CƯỜNG

Nguồn tin: plo.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Sinh nhật hội viên tháng 11

Chúc mừng sinh nhật

Chúc mừng sinh nhật

Hội viên mới

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây