Đại dịch COVID-19: Sẽ ra sao nếu Nga và Trung Quốc 'bắt tay'?
Trong cuộc điện đàm ngày 16-4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình vì thành tích đối phó với sự bùng phát đại dịch. Đại dịch dường như đang tạo lực đẩy cho quan hệ giữa hai cường quốc này.
Khi Nga "bênh vực" Trung Quốc
Trong lúc TQ đang vướng phải nhiều cáo buộc về công tác xử lý khủng hoảng và không minh bạch thông tin tình hình dịch trong nước, Nga đã lên tiếng công khai ủng hộ cường quốc này. Chủ nhân điện Kremlin và người đồng cấp ở Bắc Kinh đã có “một cuộc trao đổi kỹ lưỡng về quan điểm xung quanh tình hình đại dịch”. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tăng cường “quan hệ đối tác chiến lược” bằng cách hợp tác chặt chẽ giữa khủng hoảng.
Không chỉ ủng hộ, ông Putin cũng bác bỏ những gièm pha đối với ông Tập. Thông cáo nhấn mạnh “những nỗ lực buộc tội TQ đã không thông báo kịp thời cho cộng đồng thế giới về sự xuất hiện của một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm” đã “phản tác dụng”.
Ông Putin thường xuyên lên tiếng bảo vệ Trung Quốc trước các phát ngôn công kích của phương Tây. Ảnh minh hoạ: AFP
Đến giữa tháng 4, quan hệ Trung-Mỹ leo thang căng thẳng khi Tổng thống Donald Trump chuyển hướng tấn công, từ TQ sang Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với cáo buộc lãnh đạo WHO đã che đậy sự lây lan của dịch bệnh xuất phát từ TQ.
Động thái của Mỹ vấp phải sự lên án của các nhà ngoại giao từ TQ và Nga. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Triệu Lập Kiên quả quyết: “Quyết định của Mỹ chỉ có thể làm suy yếu sức mạnh của WHO, làm suy yếu hợp tác chống đại dịch quốc tế và tác động tiêu cực đến Mỹ cùng các quốc gia khác, đặc biệt là các nước dễ bị tổn thương”.
Trong khi đó, đại diện thường trực của Nga tại Liên Hiệp Quốc Gennady Gatilov chỉ trích hành động của Mỹ “gây tổn hại nghiêm trọng cho tổ chức quốc tế, nơi đóng vai trò điều phối hàng đầu trong việc chống đại dịch”. Ông Gennady Gatilov còn đi xa hơn khi gọi tuyên bố của Mỹ là “đạo đức giả”.
Và triển vọng thắt chặt quan hệ Nga-Trung
Kể từ tháng 6-2019, quan hệ Nga-Trung được nâng cấp lên “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện của sự hợp tác cho kỷ nguyên mới”. Tổng thống Putin ca ngợi đây là quan hệ “cao chưa từng thấy”. Giữa đại dịch, mối quan hệ Nga-Trung đang gặt hái nhiều thành quả mới.
Việc TQ và Nga dành những lời có cánh cho nhau là động thái phô diễn về mặt ngoại giao. Trước tiên là sự gắn bó giữa hai nước lớn ngự trị ở hai châu lục Á và Âu. Thông điệp rất rõ ràng: Dù còn thử thách phía trước nhưng Nga và TQ vẫn hợp tác chặt chẽ. Hai nước vẫn chú trọng tính chất “chiến lược toàn diện” trong quan hệ.
Sau nữa, động thái này phản ánh Nga vẫn đứng về phía TQ trong khẩu chiến Mỹ-Trung xung quanh việc TQ thao túng WHO và cả trong chiến tranh thương mại với Mỹ đến nay chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Nga lẫn TQ dường như đang chung một mặt trận. Nga bị Mỹ và phương Tây áp đặt nhiều lệnh cấm vận, trong khi TQ đang chịu nhiều cáo buộc liên quan đến vấn đề che đậy và xử lý đại dịch.
Hình ảnh cuộc tập trận chung Trung-Nga Vostok 2018 hồi tháng 9-2018. Ảnh: AFP
Thật vậy, TQ và Nga đang nhân cơ hội Mỹ tập trung ứng phó dịch bệnh để vươn lên trở thành những cường quốc lãnh đạo thế giới. Nếu quan hệ Nga-Trung tiến triển thuận lợi thì đây sẽ là mối đe dọa cho sự lãnh đạo của Mỹ. Một mối quan hệ song phương nồng ấm hơn sẽ giúp kết nối một khu vực địa chính trị rộng lớn hơn (lục địa Á-Âu) và có khả năng đe dọa các lợi ích toàn cầu của Mỹ.
“Nga và TQ là hai nền kinh tế bổ sung, hai cường quốc hạt nhân an toàn trên lục địa và là hai cường quốc quân sự thống trị trong khu vực trực tiếp của họ. Hai nước tin rằng sự xáo trộn hiện tại của phương Tây ủng hộ họ về mặt địa chính trị” - GS Paul Dibb thuộc ĐH Quốc gia Úc nhận định.
Khi đại dịch lan rộng, vị thế siêu cường duy nhất của Mỹ cũng bị thách thức. Đại dịch đang tác động đến nhiều khía cạnh trong an ninh quốc gia của Mỹ. Khả năng Mỹ hỗ trợ các quốc gia khác có thể bị hạn chế nghiêm trọng bởi chính siêu cường này đang ở tâm bão của đại dịch.
Hiện Mỹ đang phải huy động một lượng lớn nguồn lực để chống dịch. Ngày 16-4, Tổng thống Donald Trump đã công bố những chỉ dẫn cấp liên bang về việc “Mở cửa nước Mỹ một lần nữa”. Khi dịch COVID-19 tiếp tục lan rộng khắp nước Mỹ, quyết định mở lại nền kinh tế này gây nhiều tranh cãi. Nước Mỹ rối ren giúp TQ và Nga có thêm đòn bẩy để nâng cao vị thế.
Mỹ chìm trong khủng hoảng COVID-19 là cơ hội để Trung Quốc và Nga nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Ảnh minh họa: SCMP
Ngoài ra, sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh tại Mỹ có thể cản trở khả năng đáp ứng những lời kêu gọi từ cộng đồng quốc tế. Hệ quả của việc Mỹ không “đáp lời” là một khoảng trống địa chính trị tiềm năng. Để lấp đầy khoảng trống này, Nga và TQ đang tìm kiếm nhiều điểm tương đồng hơn và cùng lên tiếng trong các vấn đề toàn cầu.
Song hành cùng nỗ lực của TQ, Nga đã gửi các khoản viện trợ đến các quốc gia châu Âu và các thiết bị y tế đến Mỹ. Moscow tin rằng việc này sẽ giúp thúc đẩy việc xây dựng hình ảnh cá nhân cho Tổng thống Putin và nâng cao uy tín của Nga.
"Các lô hàng vật tư y tế của Nga là một phần của chiến dịch tuyên truyền rộng rãi nhằm thắp sáng hình ảnh của Nga ở nước ngoài và các mối liên kết hiện tại với các quốc gia đặc biệt” - chuyên gia phân tích thuộc công ty tư vấn rủi ro Verisk Maplecroft (Anh) Daragh McDowell nhận định.
Khi chấp nhận sự hỗ trợ từ TQ và Nga, Mỹ dường như thừa nhận các đối thủ hàng đầu của Mỹ có thể đóng vai trò xây dựng trong các vấn đề thế giới.
Thế mạnh quân sự toàn cầu của Mỹ ở nước ngoài cũng đáng quan ngại. Các lệnh hoạt động toàn cầu của lực lượng vũ trang Mỹ phải bị hủy bỏ hoặc hoãn lại. Một số cuộc tập trận quân sự phải điều chỉnh.
Dù không là liên minh chính thức nhưng quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện” Nga-Trung đang ngày càng gần gũi, đặc biệt là về quân sự. Giữa tâm dịch, quan hệ song phương ngày càng nồng ấm nhiều khả năng sẽ thách thức vị thế của Mỹ, cũng như hệ thống các đồng minh của Mỹ ở châu Á và châu Âu.
(*) Nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu quốc tế (SCIS), ĐH KHXH&NV TP.HCM
Tác giả bài viết: TS. HUỲNH TÂM SÁNG*
Nguồn tin: plo.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Sinh nhật hội viên tháng 11
Chúc mừng sinh nhật
-
Hội viên : VŨ THỊ HẢI YẾN
Công ty TNHH GFS Việt Nam
-
Hội viên : DƯƠNG QUỐC KHÁNH
Công ty CP CN Thiết Bị Dịch Vụ Môi Trường Ánh Thủy
-
Hội viên : NGUYỄN THỊ VÂN ANH
Công ty TNHH thương mại sản xuất nệm Kim Cương
-
Hội viên : ĐÀO MINH SÁNG
Công ty Cổ phần Giao dịch hàng hóa F.C.I
-
Hội viên : DƯƠNG QUANG NHẬT
Công Ty TNHH Thực Phẩm IZEN
-
Hội viên : NGUYỄN HOÀNG ANH
Công ty TNHH Giải Pháp Công Nghệ BCB
Hội viên mới
Hội viên : Đặng Thị Như Ý
Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ AB&W
Hội viên : Ừng A Cóng
Công ty TNHH Thực Phẫm Sức Khỏe Quang Long
Hội viên : THÁI THỊ NGỌC HƯƠNG
ROYAL APEC (HỘI AN)
Hội viên : LÊ THỊ GIÀU
Công Ty CP Thực Phẩm Bình Tây
Hội viên : NGUYỄN ANH HOÀNG XUÂN VIỆT
ROYAL APEC (SG)
Hội viên : DIỆP NGỌC KIỆT
CTY TNHH Dịch Vụ BSK
Hội viên : NGUYỄN MINH CHÁNH
Công Ty TNHH MTV Nhà Đất Cần Thơ 9999
Hội viên : TRƯƠNG CÔNG VŨ
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Năng Lượng Toàn Cầu
Video hoạt động
Bài viết xem nhiều
- Loạt tỷ phú Việt hao hụt tài sản, một người rời khỏi danh sách tỷ...
- Tập đoàn Bcons Group: Khai trương nhà mẫu Bcons City
- Tổng giám đốc WTO: Việt Nam là câu chuyện thành công về phát triển...
- Dàn 'đại bàng' quản lý khối tài sản từ 1- 500 tỷ USD kéo đến tìm...
- Beta Solution: Nhà phân phối chính thức của Donaldson và INGERSOLL...