Vì sao doanh nghiệp FDI khó lên sàn?
Theo thống kê trên các sàn giao dịch chứng khoán, chỉ mới có trên dưới 10 cổ phiếu của các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang niêm yết – con số quá nhỏ so với hàng chục nghìn DN FDI đang hoạt động tại Việt Nam.
Nhiều đơn vị “ngỏ ý” muốn lên sàn nhưng đang gặp nhiều khó khăn và trắc trở mang tên “cơ chế – chính sách”. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân duy nhất khiến nhóm DN này không thể niêm yết.
Nhà đầu tư thờ ơ
Trên thị trường chứng khoán hiện nay, hầu hết các cổ phiếu thuộc nhóm DN FDI như EVE (CTCP Everpia), KMR (CTCP Mirae), TYA (CTCP Dây và Cáp điện Taya Việt Nam)… đều đang có diễn biến giao dịch không mấy khả quan, giá trị cổ phiếu có phần èo uột.
Niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam từ năm 2006, cổ phiếu TYA hiện đang có giá 13.450 đồng/cp, với mức thanh khoản trung bình đạt hơn 20.000 đơn vị/ phiên. Nhìn vào đây, các nhà đầu tư (NĐT) mới gia nhập thị trường khó có thể đoán được mức giá chào sàn của TYA là 34.000 đồng/cp. Như vậy, sau 13 năm niêm yết, cổ phiếu TYA đánh mất hơn một nửa giá trị.
Cũng trong năm 2006, cổ phiếu TCR của CTCP Công nghiệp Gốm sứ Taicera – một DN gốc Đài Loan đã chính thức niêm yết trên sàn HoSE với mức giá của ngày giao dịch đầu tiên là 35.000 đồng/cp. Đến nay, TCR giao dịch tại mức giá “cọng hành” 2.020 đồng/ cp, tương đương giảm hơn 94,3% giá trị và đang trong diện kiểm soát từ ngày 10/4/2019.
Tình trạng tương tự cũng diễn ra với các cổ phiếu khác niêm yết cùng thời gian như RIC của CTCP Quốc tế Hoàng gia; TKU của CTCP Công nghiệp Tung Kuang; KMR… Trong đó, cổ phiếu EVE đã giảm khoảng 75,6% sau 9 năm niêm yết.
Đà giảm của nhóm DN niêm yết lâu có thể lý giải bằng nhiều nguyên nhân nhưng ngay cả những cái tên có thời gian niêm yết muộn hơn cũng không thoát khỏi tình trạng chung.
Bắt đầu niêm yết từ năm 2017 nhưng đến nay, cổ phiếu SBV của CTCP Siam Brothers Việt Nam đã giảm gần 78,8% giá trị từ 48.000 đồng/cp xuống còn 10.200 đồng/cp.
Hay “thảm” hơn là CYC của CTCP Gạch men Chang Yih khi chào sàn có giá 20.000 đồng/cp nhưng đến nay chỉ còn 500 đồng/cp.
Sự thờ ơ với nhóm cổ phiếu này của các NĐT là điều dễ hiểu, bởi dữ liệu của Bloomberg cho biết tính đến quý III/2019, doanh thu thuần của các DN FDI niêm yết trên HoSE và HNX hầu hết đều dương nhưng mức tăng trưởng doanh thu nhỏ hơn 0. Hầu hết các DN FDI này phải đối mặt với tăng trưởng âm trong lợi nhuận ròng sau thuế.
Theo ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng phân tích của Chứng khoán VIS, hoạt động kinh doanh chung của nhiều DN FDI thiếu tính ổn định, biến động khó lường và lợi nhuận qua từng năm hầu như không có sự đột phá khiến NĐT nản lòng, thanh khoản thu hẹp và dần bị lãng quên.
Nhu cầu niêm yết của các DN FDI vẫn còn nhiều bởi nhu cầu muốn tăng vốn để tái đầu tư và mở rộng kinh doanh tại Việt Nam, nhưng nhiều năm qua vẫn chưa nhận được cái “gật đầu” từ các cơ quan quản lý.
Đã có những lãnh đạo DN tỏ ra “bức xúc” với việc các quy định về niêm yết chứng khoán đối với DN FDI tại Việt Nam còn chưa rõ ràng và cụ thể. Tuy nhiên, việc chậm trễ thiết lập một khuôn khổ toàn diện cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết có lẽ còn nhiều nguyên nhân khác.
Vấn đề từ nhà quản lý
Thực tế, hầu hết các DN FDI niêm yết “đời đầu” đều thuộc nhóm DN cỡ nhỏ và vừa. Hoạt động kinh doanh sau nhiều năm vẫn không có sự lớn mạnh nhiều về vốn chủ sở hữu, trong khi một số cổ đông tổ chức lớn dần dần thoái vốn mạnh đã làm mất lòng tin cổ đông nhỏ lẻ .
Bên cạnh đó, qua thực tiễn niêm yết của một số DN FDI đã xuất hiện một số tồn tại như hoạt động kinh doanh thua lỗ, giá cổ phiếu lao dốc, thậm chí có DN phải hủy niêm yết vì nghi vấn chuyển giá, tận dụng các ưu đãi về thuế để kéo dài lỗ lũy kế, gây những hệ lụy trong khâu quản lý.
Những vấn đề này có thể là một trong những nguyên nhân mà cơ quan nhà nước trì hoãn việc chấp thuận cho các DN có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết.
Ở một góc nhìn khác, chuyên gia của Chứng khoán Mirae Asset cho rằng việc niêm yết của các công ty FDI đã nhận được sự quan tâm lớn từ cả các NĐT trong nước và quốc tế, đặc biệt trong các lĩnh vực mà các công ty trong nước có ít khả năng cạnh tranh, như lĩnh vực sản xuất và cơ sở hạ tầng.
Hiện chỉ với khoảng 10 công ty niêm yết, các NĐT không có nhiều sự lựa chọn và nhược điểm là khi có một vài công ty hoạt động kém sẽ ảnh hưởng đến cả nhóm DN.
Tuy nhiên, theo luật sư Tuấn Nguyễn, công ty Luật TNHH ANT (ANT Lawyers), không thể phủ nhận khía cạnh tích cực khi những DN FDI tham gia vào thị trường chứng khoán có thể làm đa dạng hóa các sản phẩm, có thêm nhiều sự lựa chọn cho NĐT, từ đó thu hút thêm nhiều khách hàng mới là cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia.
Thế nhưng, nhìn vào bức tranh toàn diện hiện nay, có vẻ như Việt Nam đang tập trung nguồn lực vào mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài trực tiếp hơn là thông qua thị trường tài chính. Do đó, việc niêm yết của các DN FDI có lẽ là chưa cần thiết lúc này.
Nguồn tin: Theo Linh Đan/thoibaokinhdoanh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Sinh nhật hội viên tháng 01
Chúc mừng sinh nhật
-
Hội viên : NGUYỄN VĂN NAM
CÔNG TY TNHH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ & QC VINAEVENT
Hội viên mới
Hội viên : Đặng Thị Như Ý
Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ AB&W
Hội viên : Ừng A Cóng
Công ty TNHH Thực Phẫm Sức Khỏe Quang Long
Hội viên : THÁI THỊ NGỌC HƯƠNG
ROYAL APEC (HỘI AN)
Hội viên : LÊ THỊ GIÀU
Công Ty CP Thực Phẩm Bình Tây
Hội viên : NGUYỄN ANH HOÀNG XUÂN VIỆT
ROYAL APEC (SG)
Hội viên : DIỆP NGỌC KIỆT
CTY TNHH Dịch Vụ BSK
Hội viên : NGUYỄN MINH CHÁNH
Công Ty TNHH MTV Nhà Đất Cần Thơ 9999
Hội viên : TRƯƠNG CÔNG VŨ
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Năng Lượng Toàn Cầu
Video hoạt động
Bài viết xem nhiều
- Tập đoàn Bcons Group: Khai trương nhà mẫu Bcons City
- Dàn 'đại bàng' quản lý khối tài sản từ 1- 500 tỷ USD kéo đến tìm...
- Gia Lai: Kết nối Đầu tư, XT-TM Huyện Chư Puh cùng Hiệp hội Trang...
- Xe Khách Petro Bình Phước - Limousine Bình Phước
- CLB Golf Doanh Nhân Bình Dương với Giải Golf hứa hẹn nhiều dấu ấn