Vì sao trái cây Việt chưa rộng đường xuất khẩu?
Là doanh nghiệp đưa nhiều trái cây Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Công ty Vina T&T Group, chia sẻ các nước rất chú trọng tiêu chuẩn an toàn trong sản phẩm xuất khẩu và cả sản phẩm sử dụng trong nước. Họ đã xây dựng được thói quen sản xuất và tiêu dùng thực phẩm là phải sạch. Trái cây nước ngoài buộc phải đầu tư công nghệ bảo quản an toàn từ khâu thu hoạch đến khi ra siêu thị. Ngược lại, mạng lưới thu hoạch và phân phối của nước ta rất ít nơi làm được những vấn đề này để có thể nâng cao giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Có rất nhiều nguyên nhân, như: nông dân sản xuất không ổn định sản lượng, chất lượng bấp bênh và thiếu nhà máy chế biến, xử lý đạt chuẩn xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư, nhưng lại thiếu chính sách, nguồn vốn.
Đơn cử, nông dân Australia trồng nho với cánh đồng mẫu lớn để sử dụng cơ giới hóa. Trang bị kho lạnh tại trang trại, đầu tư công nghệ chiếu xạ để ngay sau khi thu hoạch xong, nho vẫn đảm bảo độ tươi. Bên cạnh đó, Australia có hệ thống quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc chặt chẽ và tất cả người trồng trọt đều phải tham gia đào tạo kỹ lưỡng trước khi được cấp phép xuất khẩu.
Là nước bốn mùa trái cây nhiệt đới, nhưng trái cây Việt Nam đang bị cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Khi trái cây nhập ngoại ồ ạt, năm 2019 cũng là năm xoài cát, thanh long, vú sữa, bưởi… đồng loạt đẩy vào tiêu thụ nội địa với giá thấp hơn nhiều so các năm trước. 2019 cũng là năm có thêm nhiều loại trái cây Việt Nam được cấp phép xuất ra nước ngoài, nhưng kim ngạch xuất khẩu chung lại giảm.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, 9 tháng qua, rau quả xuất khẩu chỉ đạt 2,82 tỷ USD, giảm 5,3% so với cùng kỳ năm 2018. Đã đến lúc ngành nông nghiệp Việt Nam phải mở một cuộc vận động nông nghiệp xanh và có chính sách hỗ trợ để 3 nhà: Nhà nước - Nhà nông - Nhà doanh nhân… nhanh chóng liên kết đầu tư từ giống cây đến công nghệ sau thu hoạch, để đưa ra thị trường trái cây nhiệt đới ngon, sạch, rẻ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xanh, sạch trong nước và mở rộng xuất khẩu.
Tác giả bài viết: Quý Ngọc
Nguồn tin: TCTC
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Sinh nhật hội viên tháng 11
Chúc mừng sinh nhật
-
Hội viên : VŨ THỊ HẢI YẾN
Công ty TNHH GFS Việt Nam
-
Hội viên : DƯƠNG QUỐC KHÁNH
Công ty CP CN Thiết Bị Dịch Vụ Môi Trường Ánh Thủy
-
Hội viên : NGUYỄN THỊ VÂN ANH
Công ty TNHH thương mại sản xuất nệm Kim Cương
-
Hội viên : ĐÀO MINH SÁNG
Công ty Cổ phần Giao dịch hàng hóa F.C.I
-
Hội viên : DƯƠNG QUANG NHẬT
Công Ty TNHH Thực Phẩm IZEN
-
Hội viên : NGUYỄN HOÀNG ANH
Công ty TNHH Giải Pháp Công Nghệ BCB
Hội viên mới
Hội viên : Đặng Thị Như Ý
Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ AB&W
Hội viên : Ừng A Cóng
Công ty TNHH Thực Phẫm Sức Khỏe Quang Long
Hội viên : THÁI THỊ NGỌC HƯƠNG
ROYAL APEC (HỘI AN)
Hội viên : LÊ THỊ GIÀU
Công Ty CP Thực Phẩm Bình Tây
Hội viên : NGUYỄN ANH HOÀNG XUÂN VIỆT
ROYAL APEC (SG)
Hội viên : DIỆP NGỌC KIỆT
CTY TNHH Dịch Vụ BSK
Hội viên : NGUYỄN MINH CHÁNH
Công Ty TNHH MTV Nhà Đất Cần Thơ 9999
Hội viên : TRƯƠNG CÔNG VŨ
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Năng Lượng Toàn Cầu
Video hoạt động
Bài viết xem nhiều
- Loạt tỷ phú Việt hao hụt tài sản, một người rời khỏi danh sách tỷ...
- Tập đoàn Bcons Group: Khai trương nhà mẫu Bcons City
- Tổng giám đốc WTO: Việt Nam là câu chuyện thành công về phát triển...
- Dàn 'đại bàng' quản lý khối tài sản từ 1- 500 tỷ USD kéo đến tìm...
- Beta Solution: Nhà phân phối chính thức của Donaldson và INGERSOLL...