Xuất hiện COVID-19 chủng mới: Đà Nẵng giãn cách xã hội
Ngày 27-7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống COVID-19 trong bối cảnh Đà Nẵng vừa ghi nhận nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Dịch xuất hiện từ tháng 7
Báo cáo tại cuộc họp, Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết hiện chưa có đủ bằng chứng chứng minh bốn ca nhiễm vừa công bố ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi có cùng nguồn lây.
Nhiều khả năng dịch đến từ nhiều nguồn và khởi phát của ổ dịch bắt đầu từ cộng đồng.
Bên cạnh đó, chủng virus ở các bệnh nhân Đà Nẵng là chủng mới so với các chủng đã tồn tại ở Việt Nam (Việt Nam đã ghi nhận năm chủng), đây là chủng xâm nhập từ bên ngoài. Tuy nhiên, chưa có căn cứ xác định độc lực của virus này tăng lên so với các chủng trước.
Ông Nguyễn Thanh Long cho rằng dịch có thể bắt đầu từ đầu tháng 7 và cho đến nay Đà Nẵng đã trải qua bốn chu kỳ lây nhiễm và có thể còn nhiều trường hợp lây nhiễm nữa.
Trong thời gian tới, dịch khả năng diễn biến phức tạp, có thể lan ra các địa phương khác.
Tại cuộchọp, Bộ Y tế cho biết sẽ hỗ trợ tối đa về nguồn lực để cùng với Đà Nẵng tổ chức hiệu quả cách ly, truy vết, điều trị, xét nghiệm, khoanh vùng, dập dịch…
Lãnh đạo Bộ Y tế cũng đề xuất giải pháp để triển khai các biện pháp xét nghiệm phù hợp với từng khu vực để nâng cao hiệu quả tầm soát; tổ chức phân tuyến cơ sở khám, chữa bệnh để bảo đảm đáp ứng nhu cầu của người dân; tổ chức công tác bảo đảm hậu cần phục vụ khu vực phong tỏa…
Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ với Đà Nẵng, cử những chuyên gia giỏi nhất vào địa phương để triển khai quyết liệt các biện pháp dập dịch, ngăn chặn không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng; tổng rà soát nhằm tìm ra nguồn lây sớm nhất; tổ chức điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19.
Đối với hai bệnh nhân (BN) nặng, BN 416 phải chạy ECMO và BN 418 bị suy đa tạng phải thở máy, quyền bộ trưởng cho biết đến sáng nay các chỉ số sức khỏe của hai BN tương đối ổn định.
Nhân viên y tế thực hiện quy trình tiếp nhận các trường hợp F1 được cách ly tại khu ký túc xá phía tây TP Đà Nẵng. Ảnh: TTXVN
Giãn cách xã hội TP Đà Nẵng từ 28-7
Sau khi nghe báo cáo cũng như đánh giá từ Bộ Y tế và các chuyên gia, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ tinh thần chủ động, không được để dịch bệnh lây lan từ Đà Nẵng ra cả nước. Tuyệt đối không được chủ quan, không được mất cảnh giác cũng như không được hoang mang.
Thủ tướng nhấn mạnh phải tập trung cao độ, phản ứng nhanh, phải thần tốc, truy vết, xét nghiệm diện rộng cho những đối tượng cần thiết để ngăn ngừa có hiệu quả việc lây nhiễm.
Trên cơ sở đó, Thủ tướng đồng ý thực hiện giãn cách xã hội trên toàn TP Đà Nẵng theo Chỉ thị 19, thời gian thực hiện từ 0 giờ ngày 28-7.
Yêu cầu giãn cách xã hội với các nội dung đầy đủ trong Chỉ thị 19, bao gồm cả việc đeo khẩu trang ở nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng. Tạm dừng các hoạt động không cấp bách, giảm mức độ tập trung người lao động và các hoạt động khác, cơ bản dừng các hoạt động vận chuyển hành khách công cộng trừ trường hợp vì lý do công vụ, xe đưa đón công nhân, chuyên gia, người cách ly, xe chuyên chở nguyên liệu sản xuất, hàng hóa; hạn chế tối đa hoạt động của phương tiện cá nhân…
Những người từ TP Đà Nẵng đến Hà Nội, TP.HCM và các địa phương khác đều được xét nghiệm, trường hợp cần thiết thì cách ly y tế. Những trường hợp cảm, sốt, ho đều phải đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe.
Ngành y tế cũng cần chú trọng hơn nữa bảo đảm an toàn cho lực lượng chức năng, phóng viên trên tuyến đầu chống dịch.
Thủ tướng yêu cầu TP Đà Nẵng cũng như các thành phố lớn cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu, lương thực thực phẩm, nhất là nâng cao năng lực sản xuất khẩu trang của Việt Nam.
Ngành giáo dục và đào tạo tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT ở các địa phương, kể cả TP Đà Nẵng, có phương án bảo đảm an toàn cho kỳ thi. Các cấp ủy, chính quyền, nhất là khu vực miền Trung, đặc biệt là các tỉnh, TP: Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi chỉ đạo tập trung hơn, chủ động ngăn ngừa lây nhiễm trên tinh thần đề cao cảnh giác nhưng không hoang mang, dao động.
Thủ tướng cũng đề nghị ngành y tế xem xét, rà soát, xét nghiệm tất cả người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam thời gian gần đây.
Đà Nẵng: Thêm 11 ca dương tính Chiều 27-7, Bộ Y tế đã công bố thêm 11 ca COVID-19 mới, trong đó có ca lây nhiễm trong cộng đồng tại TP Đà Nẵng liên quan đến BN 416. Sau khi được phong tỏa ngày 26-7, BV Đà Nẵng đã lấy mẫu bệnh phẩm gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng, kết quả xét nghiệm ngày 27-7 có 11 mẫu dương tính với SARS-CoV-2. BN 421: Nam, 26 tuổi, ngụ phường Tam Thuận, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. BN 422: Nam, 63 tuổi, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. BN 423: Nữ, 41 tuổi, nhân viên Khoa hồi sức tích cực chống độc, BV Đà Nẵng. BN 424: Nữ, 58 tuổi, nhân viên Khoa hồi sức tích cực chống độc, BV Đà Nẵng. BN 425: Nữ, 24 tuổi, bệnh nhân đang điều trị tại Khoa y học nhiệt đới, BV Đà Nẵng. BN 426: Nữ, 62 tuổi, bệnh nhân Khoa nội thận - nội tiết, BV Đà Nẵng. BN 427: Nam, 45 tuổi, bệnh nhân Khoa nội thận - nội tiết, BV Đà Nẵng. BN 428: Nam, 70 tuổi, bệnh nhân Khoa nội thận - nội tiết, BV Đà Nẵng. BN 429: Nữ, 53 tuổi, bệnh nhân Khoa nội thận - nội tiết, BV Đà Nẵng. BN 430: Nữ, 33 tuổi, bệnh nhân Khoa nội thận - nội tiết, BV Đà Nẵng. BN 431: Nam, 55 tuổi, bệnh nhân Khoa cấp cứu, BV Đà Nẵng. |
TP.HCM: Tăng cường giám sát người đến/về từ Đà Nẵng Chiều 27-7, Sở Y tế TP.HCM đã họp trực tuyến với trung tâm y tế và các bệnh viện (BV) quận, huyện trên địa bàn về kế hoạch triển khai kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 giai đoạn mới. Theo đó, các đơn vị chức năng sẽ tập trung theo dõi sức khỏe, xét nghiệm, sàng lọc đối với những người đi từ Đà Nẵng đến/về TP.HCM từ ngày 1-7. Tại cuộc họp, ông Nguyễn Trường Giang, Chủ tịch Hội Y tế công cộng TP, lưu ý không nên tổ chức tập trung đông người để lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 nhằm tránh việc lây nhiễm chéo. Theo ông Giang, thông thường chặn nguồn lây COVID-19 từ 18 ngày là đủ nhưng trong bối cảnh không biết nguồn lây xâm nhập từ lúc nào, có thể có người nhiễm virus nhưng không có triệu chứng bệnh đã kịp lây cho nhiều người khác, việc theo dõi các trường hợp đến/về từ Đà Nẵng từ ngày 1-7 là cần thiết. Báo cáo về công tác giám sát người đến/về từ Đà Nẵng, đại diện trung tâm y tế các quận 11, 4, 10 và Bình Tân cho biết trên địa bàn đều có phát hiện người đến/về từ Đà Nẵng trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, các đơn vị cũng gặp khó khăn trong việc vận động cách ly và lập danh sách do số lượng người đến/về đông, ở rải rác nhiều nơi, tiếp tục di chuyển nhiều nơi khác... Đặc biệt, ở quận 4 còn có trường mầm non tổ chức đi du lịch từ Đà Nẵng về có các bé còn quá nhỏ, cần hướng xử lý thích hợp. Tại cuộc họp, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, yêu cầu các cơ sở y tế phối hợp với lực lượng chức năng “đi từng ngõ, gõ từng nhà” kêu gọi, phát hiện, giám sát y tế những người đến/về từ Đà Nẵng từ ngày 1-7 và đặc biệt là người nhập cảnh trái phép vào TP.HCM. Ông Hưng cũng đưa ra lời kêu gọi: “Người dân khi đến nơi công cộng, cơ sở y tế phải đeo khẩu trang và thường xuyên rửa tay, thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng dịch như trước đây đã làm...”. HOÀNG LAN Các tỉnh/TP kiểm soát chặt chống lây nhiễm • Hà Nội: Sẽ rà soát người từ Đà Nẵng đến/về từ ngày 8-7. Với những người từ bảy điểm nóng trong vùng dịch tại TP Đà Nẵng đến/về Hà Nội thì các quận huyện, sở ngành liên quan cần cách ly, tiến hành xét nghiệm nhanh. • Cần Thơ: Kiểm tra sức khỏe, đo thân nhiệt, khai báo y tế và lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 đối với tất cả hành khách, người đến/về từ Quảng Ngãi và Đà Nẵng. Khi về, người dân sẽ tự cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà trong vòng 14 ngày, nếu xuất hiện các triệu chứng như ho, sốt, khó thở, đau họng... phải báo ngay với y tế địa phương gần nhất. • Quảng Nam: Đã chuyển hai mẫu bệnh phẩm nghi dương tính COVID-19 ở huyện Đại Lộc và Điện Bàn đến Viện Pasteur Nha Trang để xét nghiệm. Tỉnh này cũng sẽ kích hoạt các biện pháp xử lý như trường hợp đã dương tính trước đó. • Bình Định: Từ 0 giờ ngày 28-7 sẽ thực hiện kiểm tra thân nhiệt, khai báo y tế, cách ly y tế phù hợp đối với người đến/về từ TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ngãi… NHÓM PV |
Quản chặt biên giới, ngăn người nhập cảnh trái phép Sáng 27-7, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19) đã họp triển khai công tác phòng, chống dịch. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo, chủ trì cuộc họp. Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Đắc Vinh, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Sơn, lãnh đạo Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng… đều nhấn mạnh tính nghiêm trọng của nguy cơ tái bùng phát đợt dịch mới và cho rằng chúng ta không được chủ quan, lơ là. Thời gian tới cần siết chặt công tác quản lý biên giới, đường mòn, lối mở, quản lý người nhập cảnh; khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm các trường hợp xuất nhập cảnh trái phép. Chính quyền các địa phương và người dân phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng trong việc quản lý người nhập cảnh. Sáng cùng ngày, Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng cho biết đã thành lập cấp tốc tám đoàn công tác đi kiểm tra phòng, chống dịch COVID-19 tại các tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu, Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang, Quảng Ninh, An Giang và Tây Ninh. Cạnh đó, Học viện Biên phòng tăng cường 241 học viên lên bổ sung lực lượng cho biên phòng các tỉnh, thành nhằm siết chặt kiểm soát người qua lại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở trên toàn tuyến biên giới. Lực lượng biên phòng cũng được tăng cường tối đa cho các đơn vị tuyến đầu; kiên cố hóa 250 chốt tại các địa bàn trọng điểm. Trước đó, tại cuộc họp khẩn ngày 26-7, Trung tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đề nghị thời gian tới Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng cần chỉ đạo tăng cường công tác kiểm soát chặt chẽ tại cửa khẩu, tiếp tục siết chặt các đường mòn, lối mở, tổ chức tuần tra, kiểm soát chặt chẽ biên giới. “Đặc biệt, bộ tư lệnh ra lệnh kích hoạt lại toàn bộ hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 trong bộ đội biên phòng ở tất cả đơn vị theo tinh thần Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ” - Trung tướng Hoàng Xuân Chiến nói. Bộ tư lệnh cũng sẽ thực hiện ngay các khuyến cáo của Bộ Y tế, nghiêm chỉnh chấp hành các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Quốc phòng về phòng, chống dịch và thực hiện nhiệm vụ kép; quyết tâm ngăn chặn tối đa các hoạt động xuất nhập cảnh trái phép, đối với những trường hợp xuất nhập cảnh trái phép, trốn cách ly sẽ xử lý theo quy định. VIẾT THỊNH - TUYẾN PHAN |
Tác giả bài viết: HÀ PHƯỢNG
Nguồn tin: plo.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Sinh nhật hội viên tháng 11
Chúc mừng sinh nhật
-
Hội viên : VŨ THỊ HẢI YẾN
Công ty TNHH GFS Việt Nam
-
Hội viên : DƯƠNG QUỐC KHÁNH
Công ty CP CN Thiết Bị Dịch Vụ Môi Trường Ánh Thủy
-
Hội viên : NGUYỄN THỊ VÂN ANH
Công ty TNHH thương mại sản xuất nệm Kim Cương
-
Hội viên : ĐÀO MINH SÁNG
Công ty Cổ phần Giao dịch hàng hóa F.C.I
-
Hội viên : DƯƠNG QUANG NHẬT
Công Ty TNHH Thực Phẩm IZEN
-
Hội viên : NGUYỄN HOÀNG ANH
Công ty TNHH Giải Pháp Công Nghệ BCB
Hội viên mới
Hội viên : Đặng Thị Như Ý
Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ AB&W
Hội viên : Ừng A Cóng
Công ty TNHH Thực Phẫm Sức Khỏe Quang Long
Hội viên : THÁI THỊ NGỌC HƯƠNG
ROYAL APEC (HỘI AN)
Hội viên : LÊ THỊ GIÀU
Công Ty CP Thực Phẩm Bình Tây
Hội viên : NGUYỄN ANH HOÀNG XUÂN VIỆT
ROYAL APEC (SG)
Hội viên : DIỆP NGỌC KIỆT
CTY TNHH Dịch Vụ BSK
Hội viên : NGUYỄN MINH CHÁNH
Công Ty TNHH MTV Nhà Đất Cần Thơ 9999
Hội viên : TRƯƠNG CÔNG VŨ
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Năng Lượng Toàn Cầu
Video hoạt động
Bài viết xem nhiều
- Loạt tỷ phú Việt hao hụt tài sản, một người rời khỏi danh sách tỷ...
- Tập đoàn Bcons Group: Khai trương nhà mẫu Bcons City
- Tổng giám đốc WTO: Việt Nam là câu chuyện thành công về phát triển...
- Dàn 'đại bàng' quản lý khối tài sản từ 1- 500 tỷ USD kéo đến tìm...
- Beta Solution: Nhà phân phối chính thức của Donaldson và INGERSOLL...