IKEA - Dấu ấn Thụy Điển trên bản đồ thế giới

Chủ nhật - 27/06/2021 00:17
Trong tác phẩm này, cựu giám đốc IKEA Johan Stenebo lần đầu tiên chia sẻ về bí quyết về cách công ty chuyển mình từ một cửa hàng ở nông thôn Thụy Điển thành một doanh nghiệp toàn cầu với doanh thu hơn 30 tỷ USD và 700 triệu lượt khách mỗi năm.

 
Đế chế của Ingvar Kamprad

Kamprad và luật sư của ông là Hans Skallin tạo ra một mạng lưới gồm các công ty con và nhiều tổ chức khác nhau để hình thành một đế chế khổng lồ.
 

“Đó là lời nói dối và là sự thêu dệt trắng trợn. Đã từ lâu IKEA thuộc quyền sở hữu của cả một tổ chức, và cả tôi cũng như các thành viên trong gia đình tôi đều không nhận được một xu nào”, Ingvar Kamprad (nhà sáng lập IKEA) từng chia sẻ như vậy với trang tin tức Di.se.

Đây cũng là lời phân trần mà ông nhắc đi nhắc lại từ xưa tới nay trước toàn thể đội ngũ 150.000 nhân viên của tập đoàn, trước các nhà cung cấp, trước công chúng Thụy Điển, và ở mọi nơi khác, tóm lại là trước hàng trăm triệu người.

 
Nha sang lap IKEA anh 1

Ingvar Kamprad tại một cửa hàng IKEA ở Stockholm vào năm 2004. Ảnh: The Times.

Hệ thống kiểm soát quyền lực phức tạp

Kamprad và luật sư của ông là Hans Skallin tạo ra một mạng lưới chằng chịt gồm các công ty con và các tổ chức khác nhau để tạo thành một đế chế của Kamprad, bao gồm tập đoàn IKEA (mạng lưới các cửa hàng, hệ thống nhà kho lưu trữ, bộ phận thu mua, IKEA Thụy Điển) và Inter-IKEA (tức là chủ sở hữu của thương hiệu IKEA).

Mục đích của họ ở đây một phần nhằm giành được quyền kiểm soát chặt chẽ hơn đối với công ty và dòng tiền và một phần khác nhằm kiểm soát việc phân chia các di sản của Ingvar sau khi ông qua đời. Nhưng mục đích cuối cùng và quan trọng nhất ở đây là nhằm ngăn chặn khả năng đại chúng nắm quyền kiểm soát công ty.

Bức tường thành kiên cố sẽ ngăn cản mọi hình thức kiểm soát đến từ bên ngoài được xây dựng thông qua cấu trúc phức tạp gồm các công ty và tổ chức thành viên, và tự nó hình thành nên một thế giới riêng.

Phía sau cấu trúc này, cán cân quyền lực giữa các bộ phận khác nhau trong công ty sẽ được kiểm soát và định đoạt. Không bộ phận nào được phép có quá nhiều quyền lực trong tay.

Những cuộc tranh đấu giành quyền lực cũng như những căng thẳng và xung đột đều được đưa vào thiết kế cấu trúc của đế chế IKEA. Và Ingvar có thể thoải mái kiểm soát việc phân chia di sản của ông mà không phải chịu bất kỳ sự can thiệp nào đến từ bên ngoài.

Nói cách khác, sự phân chia di sản này chính là việc định đoạt xem người con trai nào trong số ba người con trai của ông sẽ được trao quyền lực tuyệt đối sau khi Ingvar qua đời. Ai sẽ trở thành nhà lãnh đạo độc tài của đế chế này.

Và cuối cùng là những tấm rào chắn vững chắc để dòng tiền hoàn toàn nằm trong bàn tay kiểm soát của Ingvar.

Hơn nữa, ông có thể tránh né được các nghĩa vụ nộp thuế ở tất cả các quốc gia nơi đế chế này hoạt động bằng cách di chuyển dòng tiền giữa các công ty bán buôn, công ty thương mại, công ty nhập khẩu, công ty bán lẻ, và giữa các cấu trúc tinh vi phức tạo trong cơ sở tại Hà Lan.

Ở đây, một lần nữa, hai trong số các động cơ hành động cơ bản của Kamprad xuất hiện. Thứ nhất, nỗi lo sợ rằng sẽ có người chạm vào những gì là của ông, và chỉ của riêng ông, hay thậm chí là tìm cách hiểu được chúng, đã khiến ông nghĩ ra cách tạo nên một cấu trúc công ty phức tạp đến mức người ngoài không bao giờ hiểu được về nó.

Thứ hai, sự thiếu tin tưởng đối với mọi người xung quanh đã khiến Kamprad trở thành kẻ độc tài và tạo nên một cấu trúc chỉ huy mà ở đó chỉ có ông là người duy nhất có thể đưa ra các quyết định.

​​​​​​
Nha sang lap IKEA anh 2

Ingvar Kamprad đã tạo ra một đế chế khổng lồ và luôn kiểm soát mọi thứ trong tầm tay mình. Ảnh: IKEA.

Không có ngoại lệ

Ởcác phần trước trong cuốn sách, chúng ta đã chứng kiến một Ingvar Kamprad với nhiều kỹ năng tuyệt vời có thể kiểm soát việc phát triển danh mục sản phẩm mà không cần trực tiếp tham gia vào các hoạt động vận hành chi tiết.

Về các vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với IKEA và đế chế Kamprad, Ingvar là người ra quyết định chủ yếu. Ông cũng là người ấn định mọi việc trong hội đồng quản trị của IKEA ở INGKA Holding BV dù Kamprad thậm chí còn không phải một thành viên thường trực trong hội đồng đó vì theo luật pháp Hà Lan, ông đã quá độ tuổi lãnh đạo.

Vì thế, những người gần gũi với ông nhất cùng lắm chỉ đóng vai trò đại diện, hay tệ nhất họ chỉ là những con rối không hơn. Nếu muốn giữ việc, không ai dại gì tìm cách chiến thắng ông, và thậm chí cũng không ai dám nghĩ đến chuyện đứng ra phản đối bất kỳ điều gì.

Chỉ cần một lần làm như vậy, bạn sẽ bị đuổi việc ngay tức khắc - tình huống này đã xảy ra khi ngay cả một nhân vật trọng yếu ở IKEA là Bengt Larsson cũng phải ra đi chỉ vì không muốn bổ nhiệm Mathias, con trai của Kamprad, làm giám đốc phụ trách một quốc gia nơi IKEA hoạt động.

Ingvar đã can thiệp vào quyết định đó với sự hậu thuẫn của vị giám đốc điều hành dưới quyền ông là Anders Dahlvig, và Larsson biến mất khỏi IKEA. Điều trớ trêu của số phận nằm ở chỗ, Bengt là người hướng dẫn cho Anders trong công việc suốt nhiều năm trời và giữa hai người này có một mối quan hệ thân thiết.

 

 Johan Stenebo/NXB Công Thương

Nguồn tin: zingnews.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Sinh nhật hội viên tháng 11

Chúc mừng sinh nhật

Chúc mừng sinh nhật

Hội viên mới

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây