Cửa khẩu biên giới lại ùn ứ vì Trung Quốc siết chặt
Từ ngày 30-3, phía Trung Quốc (TQ) tăng cường công tác kiểm soát đối với người và phương tiện vận tải của Việt Nam (VN) trong bối cảnh diễn biến tình hình dịch bệnh còn phức tạp. Trong khi đó, lượng xe và hàng hóa xuất khẩu từ các địa phương lên cửa khẩu ngày càng nhiều, dẫn đến tình trạng ùn ứ cục bộ.
Hơn 2.000 xe đang ùn ứ
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Phan Hồng Tiến, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, cho biết hiện năng lực thông quan tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn rất chậm, chỉ bằng 1/3 so với trước đây.
“Tính chung trên các cửa khẩu trong địa bàn tỉnh đang tồn trên 2.000 xe hàng. Đồng thời, lượng lưu thông hàng hóa phía TQ cũng rất chậm, hiện vẫn còn tồn 284 xe nông sản ở bãi Pò Chài, TQ chưa giải phóng xong. Ngoài ra, TQ còn thắt chặt cả cửa khẩu Cốc Nam, Tân Thanh, mỗi ngày chỉ làm việc 5 tiếng đồng hồ” - ông Tiến thông tin.
Thông tin từ Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn cũng cho hay từ ngày 30-3, phía TQ tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, quản lý chặt chẽ các tài xế và đại lý khai báo hải quan người TQ sang khu vực cách ly phía VN để giao dịch. Họ không cho phép các tài xế đến từ các tỉnh đã có ca bị lây nhiễm của VN nhập cảnh vào TQ.
“Phía TQ yêu cầu đội lái xe phải đến từ các tỉnh chưa phát sinh ca bị lây nhiễm dịch bệnh và phải có kết quả xét nghiệm âm tính đối với COVID-19. Chỉ những người có tên trong danh sách đội lái xe mới được xuất nhập cảnh chở hàng hóa xuất nhập khẩu qua lại hai bên cửa khẩu” - Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn cho hay.
Doanh nghiệp tốn nhiều chi phí, nông dân lo ép giá
Ông Nguyễn Tất Quyền, Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu nông sản Rạng Đông, đang xuất khẩu thanh long ruột đỏ sang TQ, cho biết việc TQ tăng cường công tác kiểm soát đối với người và phương tiện vận tải của nước ta khiến quá trình thông quan chậm hơn. Từ đó dẫn tới doanh nghiệp (DN) phát sinh thêm nhiều chi phí, cước xe, cước tàu càng cao.
Bởi bình thường các xe đi khoảng một tuần sang đến nơi thì nay kéo dài lên 10 ngày. Số ngày nằm chờ vì thông quan chậm sẽ phát sinh chi phí cước, kho lạnh, bến bãi nhiều hơn, lên tới 20-30 triệu đồng mỗi container nên DN không có lời.
Các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang tồn khoảng 2.000 xe hàng, chủ yếu là nông sản. Ảnh: AN HIỀN
“Chi phí lên cao quá, các DN sẽ quay lại hạ giá mua sản phẩm từ nông dân. Cuối cùng người nông dân sản xuất vẫn là khổ nhất” - ông Quyền nói.
Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả VN Đặng Phúc Nguyên phản ánh nhiều DN trong hiệp hội đang kêu vì hàng phải chờ đợi ở cửa khẩu, phát sinh chi phí xăng dầu, chạy lạnh và chất lượng sản phẩm bị suy giảm. Nếu như trước kia thủ tục thông quan làm việc 8-12 tiếng thì nay giảm giờ làm còn 5-6 tiếng nên tốc độ thông quan chậm lại, hàng ứ đọng. Một số DN đã chuyển hướng sang đi đường sắt, đường biển.
Vận chuyển bằng đường biển Để tránh tình trạng hàng hóa xuất khẩu qua đường bộ bị ùn tắc, thông quan chậm dẫn đến nhiều thiệt hại, công ty tôi đã chuyển sang vận chuyển bằng đường biển. Dù giá cao hơn, chi phí tăng lên nhưng thời gian giao hàng đúng hẹn, chất lượng sản phẩm ít bị biến đổi. Ông NGUYỄN MẠNH HÙNG, Chủ tịch HĐQT Nafoods Group |
“Đi đường sắt chi phí rẻ hơn, không mất nhiều phí phát sinh dọc đường như phí cầu đường. Nhưng mất nhiều lần bốc xếp và khả năng vận chuyển bằng đường sắt không đủ nhiều để vận chuyển hết được hàng. Nếu DN có thể đi được bằng đường biển, đường sắt thì nên đi để tránh quá tải cho đường bộ” - ông Nguyên khuyến nghị.
Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương có văn bản gửi Sở Công Thương các địa phương, các hiệp hội khuyến nghị các DN cân nhắc, xem xét ưu tiên và kết nối sử dụng hình thức vận chuyển bằng tàu container lạnh liên vận quốc tế sang thị trường TQ đối với các lô hàng trái cây mang tính thời vụ cao. Việc xuất khẩu bằng tàu container lạnh liên vận quốc tế nhằm tránh các tác động bất lợi trong trường hợp hàng hóa bị ùn tắc.
Trước đó, vào trung tuần tháng 2, chuyến tàu container lạnh liên vận quốc tế đã chính thức được khai thác, vận chuyển hàng nông, thủy sản từ ga Đồng Đăng (VN) sang ga Bằng Tường (TQ) và đến các điểm trả hàng trong TQ. Hoạt động vận chuyển sẽ không phải thực hiện chuyển tải, giúp tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí, thông quan nhanh chóng hơn.
Đề nghị Trung Quốc kéo dài thời gian làm việc thông quan Theo Bộ NN&PTNT, trên toàn tuyến các cửa khẩu VN - TQ tại bảy tỉnh biên giới phía bắc hiện có 34 cửa khẩu, gồm: Bảy cửa khẩu quốc tế, bảy cửa khẩu chính, 20 cửa khẩu phụ. Trong ba tháng đầu năm 2020, tổng số xe hàng hóa mà VN đã xuất khẩu sang TQ qua các cửa khẩu tuyến biên giới phía bắc đạt 38.493 xe; ở chiều nhập khẩu ghi nhận 32.635 xe hàng hóa nguyên phụ liệu, hoạt động xuất nhập khẩu nông sản tại các cửa khẩu một số tỉnh biên giới phía bắc. Nhưng hiện phía TQ tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh. Trước tình hình trên, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, TP chỉ đạo các sở NN&PTNT, Công Thương rà soát, thông báo tới các DN trước mắt tạm dừng đưa hàng nông sản, nhất là mặt hàng hoa quả lên khu vực Lạng Sơn để chờ thông quan hết số hàng đang tồn đọng tại cửa khẩu. “Phía tỉnh Lạng Sơn và các địa phương biên giới chủ động bám sát tình hình, kịp thời thông báo tới các địa phương cả nước về tình hình thông quan trong thời gian tới. Đồng thời thực hiện các giải pháp ứng phó với tình hình dịch bệnh, trong đó định hướng các DN xuất khẩu chủ động chuyển hướng thị trường, tránh phụ thuộc vào một vài thị trường” - Bộ NN&PTNT nhấn mạnh. Ngày 9-4, Bộ NN&PTNT cũng gửi thư tới Đại sứ quán TQ tại VN và Tổng cục Hải quan TQ đề nghị quan tâm chỉ đạo lực lượng hải quan các địa phương của TQ tiếp giáp với VN tăng cường hợp tác; khắc phục các khó khăn trước mắt, kéo dài thời gian làm việc thông quan hằng ngày, tạo mọi điều kiện thông thoáng về thủ tục, nhất là thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa và thủ tục kiểm dịch xuất nhập cảnh qua biên giới. |
Tác giả bài viết: AN HIỀN
Nguồn tin: plo.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Sinh nhật hội viên tháng 11
Chúc mừng sinh nhật
-
Hội viên : VŨ THỊ HẢI YẾN
Công ty TNHH GFS Việt Nam
-
Hội viên : DƯƠNG QUỐC KHÁNH
Công ty CP CN Thiết Bị Dịch Vụ Môi Trường Ánh Thủy
-
Hội viên : NGUYỄN THỊ VÂN ANH
Công ty TNHH thương mại sản xuất nệm Kim Cương
-
Hội viên : ĐÀO MINH SÁNG
Công ty Cổ phần Giao dịch hàng hóa F.C.I
-
Hội viên : DƯƠNG QUANG NHẬT
Công Ty TNHH Thực Phẩm IZEN
-
Hội viên : NGUYỄN HOÀNG ANH
Công ty TNHH Giải Pháp Công Nghệ BCB
Hội viên mới
Hội viên : Đặng Thị Như Ý
Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ AB&W
Hội viên : Ừng A Cóng
Công ty TNHH Thực Phẫm Sức Khỏe Quang Long
Hội viên : THÁI THỊ NGỌC HƯƠNG
ROYAL APEC (HỘI AN)
Hội viên : LÊ THỊ GIÀU
Công Ty CP Thực Phẩm Bình Tây
Hội viên : NGUYỄN ANH HOÀNG XUÂN VIỆT
ROYAL APEC (SG)
Hội viên : DIỆP NGỌC KIỆT
CTY TNHH Dịch Vụ BSK
Hội viên : NGUYỄN MINH CHÁNH
Công Ty TNHH MTV Nhà Đất Cần Thơ 9999
Hội viên : TRƯƠNG CÔNG VŨ
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Năng Lượng Toàn Cầu
Video hoạt động
Bài viết xem nhiều
- Loạt tỷ phú Việt hao hụt tài sản, một người rời khỏi danh sách tỷ...
- Tập đoàn Bcons Group: Khai trương nhà mẫu Bcons City
- Tổng giám đốc WTO: Việt Nam là câu chuyện thành công về phát triển...
- Dàn 'đại bàng' quản lý khối tài sản từ 1- 500 tỷ USD kéo đến tìm...
- Beta Solution: Nhà phân phối chính thức của Donaldson và INGERSOLL...