Doanh nghiệp kích hoạt kịch bản vượt dịch lần hai
Trước lo ngại làn sóng thứ hai của dịch COVID-19 sẽ quay lại, các doanh nghiệp (DN) sản xuất trong nước đã chuẩn bị kế hoạch duy trì hoạt động không có lợi nhuận nhưng không để bị lỗ, giữ chân người lao động lẫn thị trường.
Chỉ làm mặt hàng thiết yếu, bình dân
Ông Trần Việt Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nam Thái Sơn, nhìn nhận vấn đề khó khăn hiện tại lúc này là kinh tế đang bị tác động mạnh từ tình hình dịch thế giới. Nhất là những thị trường đang bị ảnh hưởng lớn như Trung Quốc, Mỹ và châu Âu giảm tiêu thụ hàng hóa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến những nước sản xuất sử dụng nhiều lao động như Việt Nam.
Theo ông Việt Anh, những quốc gia này đang tập trung vào mua hàng y tế là chính, còn các mặt hàng xa xỉ, quần áo lại hạn chế, dẫn đến sức mua giảm. Dẫn đến DN ít hợp đồng, công nhân ít việc, họ tiết kiệm lại thì tiêu thụ nội địa giảm, càng thêm khó khăn hơn.
Vì vậy, ông Việt Anh cho rằng DN phải tiết kiệm chi phí tối đa như tập trung sản xuất những mặt hàng có thể bán được, đúng nghĩa của nó là thực sự thiết yếu. DN xác định không có lời nhưng không để lỗ, muốn vậy phải giảm chi phí. “Như hiện nay, công ty tập trung sản xuất các sản phẩm mà người dân dùng hằng ngày như bao bì, găng tay, túi đựng rác…” - ông Việt Anh nói.
Dệt may là ngành bị ảnh hưởng nặng nề thời gian qua khi mất tới hơn 50% đơn đặt hàng xuất khẩu. Nhiều đơn hàng bị hoãn, hủy, chậm thanh toán khiến các DN trong ngành gặp nhiều khó khăn, buộc cắt giảm nhiều lao động.
Lên kịch bản vượt dịch lần hai, ông Nguyễn Quốc Hưng, đại diện một công ty dệt may tại TP.HCM, cho biết công ty này tiếp tục tập trung vào một số mặt hàng có khả năng tiêu thụ cao như đồ bảo hộ lao động, khẩu trang vải…
“Trước đây công ty chuyên sản xuất quần áo cao cấp như veston, sơmi cao cấp thì hiện nay chỉ sản xuất những sản phẩm bình dân như sơmi, áo khoác… có nhiều người sử dụng hơn. Và công ty tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, không lơ là” - ông Hưng chia sẻ.
Theo ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP.HCM, nếu xảy ra làn sóng thứ hai của dịch thì thị trường tiêu thụ nội địa sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, kế hoạch của DN dệt may lúc này là kéo dài thời gian sản xuất, tìm theo đơn hàng để duy trì sản xuất. Dù thu nhập lao động có thể giảm nhưng DN vẫn phải duy trì sản xuất, cố gắng có đơn hàng dù nhỏ để đảm bảo người lao động có việc làm, có thu nhập.
Xuất khẩu gặp khó, nhiều công ty dệt may nhanh chóng chuyển sang sản xuất các mặt hàng thị trường tiêu thụ nhiều như khẩu trang vải.
Cần kéo dài gói hỗ trợ
Ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM (HUBA), cho biết tác động của dịch COVID-19 đang khiến các ngành nghề kinh doanh trọng điểm của TP như cơ khí, điện, cao su, nhựa, công nghiệp hỗ trợ, đồ gỗ, dệt may, da giày… không phân biệt quy mô đều trong tình trạng đã cạn kiệt các nguồn lực.
Với nguy cơ làn sóng thứ hai của dịch COVID-19, Việt Nam đã và đang kiểm soát dịch tốt nên ông Dũng hy vọng có thể không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN như trước đây. Nhưng không chủ quan, hiệp hội đã thông báo các DN tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 nghiêm ngặt.
Đối với các gói hỗ trợ tín dụng, tài khóa và an sinh xã hội của Chính phủ đưa ra, ông Dũng cho biết DN đều hấp thụ rất thấp, chỉ được khoảng 20% DN tiếp cận. Trong đó, chỉ có gói hỗ trợ tài khóa là DN mới có thể tiếp cận nhưng thực tế không tác dụng được nhiều, vì có giãn nợ, chậm nộp thuế vài tháng, sau đó vẫn phải nộp, phải trả. Thêm vài tháng tới với diễn biến phức tạp của dịch, không biết DN sẽ ra sao.
“Còn gói an sinh xã hội 62.000 tỉ đồng thì gần như 100% DN, người lao động không tiếp cận được vì điều kiện rất rườm rà, rắc rối, thủ tục phải về địa phương xác nhận… nên cũng không ai quan tâm. Gói tín dụng thì ngân hàng cũng sợ nợ xấu, không hạ tiêu chí cho vay, DN cũng không nhận được hỗ trợ gì nhiều” - ông Dũng chia sẻ.
Theo ông Dũng, doanh nhân phải tự cứu công ty mình trước, các DN phải tự lên kế hoạch duy trì sản xuất, chủ động nguồn nguyên liệu, tìm đơn hàng mới, thay đổi sản phẩm để sống sót và đảm bảo việc làm cho công nhân. Đối với các gói hỗ trợ như khoanh nợ, giảm, giãn thuế, phí cần phải được triển khai kéo dài hơn, thực sự chia sẻ rủi ro cùng DN.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu đồng tình với chủ trương của Chính phủ trong việc tăng đầu tư công nâng cấp tất cả hệ thống cơ sở hạ tầng trong nước. Tăng đầu tư công trong lúc này ngoài tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, duy trì hoạt động DN, tạo nền móng chắc chắn cho nền kinh tế.
Theo ông Hiếu, lo ngại nhất lúc này là DN mất tính thanh khoản, dẫn đến nợ lương người lao động, nợ tiền nhà cung cấp, nợ ngân hàng, nợ thuế. Vì vậy cần chính sách bổ sung nguồn vốn cho quỹ bảo lãnh tín dụng, quỹ này sẽ đứng ra bảo lãnh để DN có thể vay vốn ngân hàng, gỡ khó về thanh khoản, vượt qua khó khăn trước mắt.
“Làm sao DN tiếp cận vốn một cách dễ dàng hơn và góp phần giảm rủi ro cho ngân hàng. Trường hợp DN phá sản, không trả được nợ, quỹ này sẽ bồi thường cho các ngân hàng” - ông Hiếu đề xuất.
Xây dựng thêm gói hỗ trợ Tình hình các DN hiện nay hết sức khó khăn bởi cả đầu ra và đầu vào đều khốn khó. Vì vậy, Chính phủ cần tiếp tục xây dựng gói hỗ trợ DN tiếp theo để vượt qua dịch COVID-19. Các gói hỗ trợ tiếp theo phải xây dựng thiết thực hơn, làm sao các DN đang khó khăn có thể tiếp cận ngay, hưởng lợi liền, thay vì phải đi chứng minh thiệt hại, phải đáp ứng nhiều tiêu chí. Ông NGUYỄN VĂN BÉ, Chủ tịch Hiệp hội Các DN khu công nghiệp TP.HCM |
Tác giả bài viết: QUANG HUY
Nguồn tin: plo.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Sinh nhật hội viên tháng 12
Chúc mừng sinh nhật
-
Hội viên : NGÔ TRUNG QUÂN
Công Ty TNHH SX TM Đại Việt Hương
-
Hội viên : TRƯƠNG CÔNG VŨ
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Năng Lượng Toàn Cầu
-
Hội viên : TRẦN TRÚC PHƯƠNG
Trung tâm Tư vấn Đào tạo Phát triển Kinh tế
-
Hội viên : NGUYỄN VĂN HỘI
Công Ty Bohemia Sài Gòn Liên Doanh
-
Hội viên : NGUYỄN MINH TÚ THỊNH
Công Ty TNHH Thương Mại Xây Dựng Xuất Nhập Khẩu T&T
-
Hội viên : LƯU VÂN GIANG
Công Ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Kim Dư Việt Nam
-
Hội viên : PHẠM THỊ HÒA
Công Ty TNHH Thịnh Hòa
-
Hội viên : NGUYỄN SA LINH
Văn phòng Luật sư Gia Linh
-
Hội viên : NGUYỄN MINH CHÁNH
Công Ty TNHH MTV Nhà Đất Cần Thơ 9999
-
Hội viên : DIỆP NGỌC KIỆT
CTY TNHH Dịch Vụ BSK
-
Hội viên : NGUYỄN ANH HOÀNG XUÂN VIỆT
ROYAL APEC (SG)
-
Hội viên : LÊ THỊ GIÀU
Công Ty CP Thực Phẩm Bình Tây
-
Hội viên : THÁI THỊ NGỌC HƯƠNG
ROYAL APEC (HỘI AN)
-
Hội viên : Ừng A Cóng
Công ty TNHH Thực Phẫm Sức Khỏe Quang Long
-
Hội viên : PHẠM VĂN ĐIỆN
Công Ty Truyền thông Sự kiện Du lịch HASA
-
Hội viên : PHAN ĐÌNH THỌ
Công Ty TNHH MTV TM Phan Lê
-
Hội viên : NGUYỄN THỊ GƯƠNG
Công Ty TNHH Diva Shoes
Hội viên mới
Hội viên : Đặng Thị Như Ý
Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ AB&W
Hội viên : Ừng A Cóng
Công ty TNHH Thực Phẫm Sức Khỏe Quang Long
Hội viên : THÁI THỊ NGỌC HƯƠNG
ROYAL APEC (HỘI AN)
Hội viên : LÊ THỊ GIÀU
Công Ty CP Thực Phẩm Bình Tây
Hội viên : NGUYỄN ANH HOÀNG XUÂN VIỆT
ROYAL APEC (SG)
Hội viên : DIỆP NGỌC KIỆT
CTY TNHH Dịch Vụ BSK
Hội viên : NGUYỄN MINH CHÁNH
Công Ty TNHH MTV Nhà Đất Cần Thơ 9999
Hội viên : TRƯƠNG CÔNG VŨ
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Năng Lượng Toàn Cầu
Video hoạt động
Bài viết xem nhiều
- Loạt tỷ phú Việt hao hụt tài sản, một người rời khỏi danh sách tỷ...
- Tập đoàn Bcons Group: Khai trương nhà mẫu Bcons City
- Tổng giám đốc WTO: Việt Nam là câu chuyện thành công về phát triển...
- Dàn 'đại bàng' quản lý khối tài sản từ 1- 500 tỷ USD kéo đến tìm...
- Xe Khách Petro Bình Phước - Limousine Bình Phước