5G sẽ đóng góp trên 7% vào GDP Việt Nam năm 2025
Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm đưa ra tại Hội thảo Băng thông rộng di động & cố định (World Mobile Broadband & ICT) 2021, diễn ra sáng nay (25/3) tại Hà Nội. Sự kiện do Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam, Hội Truyền thông số Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế tại Việt Nam (IDG) tổ chức, dưới sự bảo trợ của Bộ TT&TT.
Theo đánh giá trong năm nay, các nhà mạng lớn tại Việt Nam đã triển khai 5G và ghi nhận kết quả tích cực. Sắp tới, 5G sẽ được thử nghiệm trên diện rộng, có thể ứng dụng các thiết bị Make in Vietnam. "Phát triển 5G & Hạ tầng băng thông rộng góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam" cũng là chủ đề chính của sự kiện, tạo diễn đàn để các nhà quản lý, chuyên gia viễn thông trong và ngoài nước tham gia thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm.
Toàn cảnh sự kiện. |
Viễn thông trở thành hạ tầng nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số
Vài năm trở lại đây, nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, với đặc thù là các giao dịch điện tử trên nền tảng Internet đã phát triển và trở thành mục tiêu chiến lược quốc gia. Chính phủ đã xác định, một trong những trụ cột của nền kinh tế số là hạ tầng viễn thông, bao gồm cả hạ tầng băng rộng di động và băng rộng cố định.
Thực tế, sự phát triển hạ tầng băng thông rộng đã mở đường cho tất cả các ngành kinh tế khác phát triển. Cục Viễn thông báo cáo, tính đến hết tháng 2/2021, tổng số thuê bao băng rộng cố định tại Việt Nam vượt mốc 17,2 triệu, thuê bao băng rộng di động đạt gần 69,5 triệu. Theo báo cáo "Nền kinh tế số Đông Nam Á năm 2020" do Google, Temasek và Bain thực hiện, nền kinh tế số Việt Nam đạt tổng giá trị 14 tỉ USD, tăng hơn 2 tỉ USD so với cùng kỳ năm ngoái. Số người dùng mới của các dịch vụ kỹ thuật số tại Việt Nam chiếm đến 41% tổng số người dùng, trở thành quốc gia có tỉ lệ người dùng internet mới cao nhất trong khu vực.
Tổng cục Thống kê nhận định, Việt Nam là một trong ba quốc gia châu Á có mức tăng trưởng tích cực, với quy mô nền kinh tế đạt hơn 343 tỉ USD, bên cạnh Singapore đạt 337,5 tỉ USD và Malaysia đạt 336,3 tỉ USD. Tuy nhiên, để hiện thực hóa đề án chuyển đổi số quốc gia vào năm 2030, thúc đẩy nền kinh tế số thì các hoạt động đầu tư, khai thác viễn thông tại Việt Nam cần nhiều đổi mới, tạo bước phát triển nhảy vọt.
Việt Nam sẽ đi "cùng nhịp" với thế giới
Thứ trưởng Phan Tâm phát biểu, khái niệm hạ tầng số theo góc nhìn của Bộ TT&TT bao gồm hạ tầng viễn thông băng rộng và các nền tảng IoT, AI, Big Data, an ninh mạng, định danh số và thanh toán điện tử. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 – 2030 đã nhiều lần nhắc tới vai trò quan trọng của chuyển đổi số, viễn thông, CNTT, công nghệ số, chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm phát biểu tại sự kiện. |
Thứ trưởng nhận định: “Khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là một trong các đột phá chiến lược của giai đoạn 10 năm tới, nhằm đưa Việt Nam phát triển và nằm trong top các nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và nước công nghiệp có thu nhập cao vào năm 2045".
Để đạt được mục tiêu này, Thứ trưởng cho rằng cần đẩy mạnh phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo. Đây được coi là sự chuyển dịch từ thế giới thực sang thế giới ảo, môi trường số, dữ liệu sẽ trở thành nguồn tài nguyên quan trọng của mỗi quốc gia và sự phát triển mạnh mẽ của kết nối vạn vật
“Bộ TT&TT xác định sẽ đi cùng nhịp với thế giới, chủ động phát triển hạ tầng số, trong đó bao gồm phát triển mạng di động băng thông rộng và 5G tại Việt Nam” – Thứ trưởng Phan Tâm nhấn mạnh.
Ngoài ra, trong khuôn khổ sự kiện, IDG đã công bố báo cáo kết quả khảo sát về mức độ hài lòng của người sử dụng dịch vụ viễn thông tại Việt Nam. Đây là năm thứ 5 liên tiếp IDG Vietnam tiến hành chương trình khảo sát này. Thông qua đó, báo cáo chỉ rõ sự thay đổi, dịch chuyển thị phần của các dịch vụ viễn thông tùy theo mức độ hài lòng và thói quen người sử dụng.
“Thông qua kết quả khảo sát, các nhà mạng hiểu nhu cầu và mong muốn của người dùng, từ đó có những cải tiến phù hợp với nhu cầu thực tế. Về phía khách hàng, đây là cơ hội để họ cất lên tiếng nói về nhu cầu và thói quen của mình để các đơn vị cung cấp điều chỉnh cho phù hợp. Đồng thời cơ quan quản lý nhà nước cũng có số liệu thống kê, từ đó có chính sách quản lý, phát triển phù hợp cho từng giai đoạn” – Chủ tịch Hội Vô tuyến Điện tử Trần Đức Lai nêu ý kiến.
Chủ tịch Hội Truyền thông số Nguyễn Minh Hồng đại diện Hội đồng cố vấn bình chọn trao giải cho Viettel. |
Bên cạnh đó, năm nay là lần đầu tiên tổ chức khảo sát và xét duyệt giải thưởng dành cho các đơn vị cung cấp dịch vụ điện toán đám mây tiêu biểu tại Việt Nam. Căn cứ kết quả khảo sát, Hội đồng cố vấn bình chọn gồm các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam đã thống nhất hệ tiêu chí xét duyệt để vinh danh các đơn vị.
Khánh Linh
Nguồn tin: viettimes.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Sinh nhật hội viên tháng 01
Chúc mừng sinh nhật
-
Hội viên : NGUYỄN VĂN NAM
CÔNG TY TNHH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ & QC VINAEVENT
Hội viên mới
Hội viên : Đặng Thị Như Ý
Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ AB&W
Hội viên : Ừng A Cóng
Công ty TNHH Thực Phẫm Sức Khỏe Quang Long
Hội viên : THÁI THỊ NGỌC HƯƠNG
ROYAL APEC (HỘI AN)
Hội viên : LÊ THỊ GIÀU
Công Ty CP Thực Phẩm Bình Tây
Hội viên : NGUYỄN ANH HOÀNG XUÂN VIỆT
ROYAL APEC (SG)
Hội viên : DIỆP NGỌC KIỆT
CTY TNHH Dịch Vụ BSK
Hội viên : NGUYỄN MINH CHÁNH
Công Ty TNHH MTV Nhà Đất Cần Thơ 9999
Hội viên : TRƯƠNG CÔNG VŨ
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Năng Lượng Toàn Cầu
Video hoạt động
Bài viết xem nhiều
- Tập đoàn Bcons Group: Khai trương nhà mẫu Bcons City
- Dàn 'đại bàng' quản lý khối tài sản từ 1- 500 tỷ USD kéo đến tìm...
- Gia Lai: Kết nối Đầu tư, XT-TM Huyện Chư Puh cùng Hiệp hội Trang...
- Xe Khách Petro Bình Phước - Limousine Bình Phước
- CLB Golf Doanh Nhân Bình Dương với Giải Golf hứa hẹn nhiều dấu ấn