Khẩu trang chống COVID-19: Muốn là có ngay
Tại Việt Nam, từ cuối tháng 7 đến nay, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trở lại. Ngay sau khi có ca lây nhiễm mới, thị trường mua bán khẩu trang lại sôi động và một số nơi giá khẩu trang bị thổi lên vài lần so với trước đó. Đáng lo ngại là tình trạng lợi dụng dịch bệnh để sản xuất khẩu trang dỏm.
Không còn tình trạng xếp hàng
Chị Nguyễn Thị Nga ở quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết cách đây khoảng một tuần, giá khẩu trang bốn lớp kháng khuẩn chỉ 55.000 đồng/hộp 50 chiếc nhưng đến nay đã lên tới 130.000 đồng/hộp. “Giá khẩu trang kháng khuẩn cao quá nên tôi quyết định không mua. Bạn bè, người thân cũng không mua mà tiếp tục sử dụng khẩu trang vải” - chị Nga nói.
Tại một nhà thuốc ở chợ Xốm thuộc quận Hà Đông, Hà Nội, khẩu trang y tế ba, bốn lớp giá thấp nhất là 90.000 đồng/hộp 50 chiếc. Trên mạng xã hội, khẩu trang y tế càng loạn giá khi có nơi bán ở mức 4 triệu đồng/thùng, có nơi lại bán đến hơn 6 triệu đồng/thùng.
Mặc dù một số nơi thổi giá lên cao nhưng nhìn chung thị trường khẩu trang không nóng như thời điểm dịch COVID-19 mới xảy ra tại Việt Nam hồi đầu năm 2020. Tình trạng người dân ồ ạt xếp hàng đi mua khẩu trang không còn nữa.
Ghi nhận trong những ngày vừa qua tại hệ thống siêu thị VinMart và VinMart+ cho thấy chỉ có sự biến động nhẹ ở thị trường miền Trung, còn ở miền Bắc và miền Nam thị trường khẩu trang, nước rửa tay, nhu yếu phẩm tương đối ổn định. Đại diện hệ thống siêu thị Vincommerce cho biết thêm đã chuẩn bị hơn 2,5 triệu khẩu trang vải kháng khuẩn, hơn 3 triệu chai nước rửa tay các loại cung ứng cho khách hàng từ nay đến hết tháng 9-2020.
“Để dự phòng cho việc diễn biến dịch bệnh có thể phức tạp hơn, chúng tôi cũng đã xây dựng kế hoạch hàng hóa ứng phó tới hết năm 2020” - đại diện Vincommerce cho biết. Tại hệ thống siêu thị VinMart và VinMart+, Co.opmart, Big C… các mặt hàng khẩu trang y tế và nước rửa tay hiện khá dồi dào với giá bán ổn định.
Nhu cầu mua khẩu trang tăng mạnh sau khi dịch tái phát. Ảnh: TÚ UYÊN
Tăng tốc sản xuất khẩu trang
Các doanh nghiệp trong nước đang dốc sức sản xuất khẩu trang cung ứng cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, giám đốc một công ty về trang thiết bị y tế tại TP.HCM cho biết: Kể từ khi dịch COVID-19 tái xuất hiện trở lại đến nay, công ty phải tăng ca liên tục để đáp ứng đơn đặt hàng ngày một tăng lên. Công ty chỉ dành một số ít cho xuất khẩu, còn lại chủ yếu phục vụ thị trường trong nước.
“Trước đây người dân rất ít khi dùng khẩu trang y tế, ngay cả các cơ sở y tế cũng ít nơi phát khẩu trang y tế cho người dân đến khám bệnh. Tuy nhiên, dịch COVID-19 tái phát thì nhiều người tìm mua khẩu trang y tế, vô tình tạo ra sự khan hiếm cục bộ” - vị giám đốc này cho biết.
Theo Bộ Y tế, hiện có hơn 70 công ty tham gia sản xuất khẩu trang y tế loại ba, bốn lớp với năng lực sản xuất khi đủ nguyên liệu khoảng 45 triệu chiếc mỗi ngày.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Tử Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và công trình y tế thuộc Bộ Y tế, cho biết: “Đến thời điểm này, với năng lực sản xuất của các đơn vị sản xuất khẩu trang thì không lo thiếu. Bộ Y tế đã công bố danh sách các đơn vị sản xuất, đánh giá lại năng lực của các đơn vị và đề nghị UBND các tỉnh phối hợp để hỗ trợ các đơn vị sản xuất trên địa bàn. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán”.
Cùng với khẩu trang y tế, khẩu trang vải cũng là mặt hàng quan trọng trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 và là “phao cứu sinh” cho các công ty dệt may khi gặp khó khăn do đối tác nước ngoài hủy, hoãn hợp đồng quần áo… vì dịch bệnh. Ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), cho hay đã chỉ đạo khẩn tất cả đơn vị thành viên, đặc biệt là các đơn vị miền Trung siết chặt quản lý, quay trở lại áp dụng các quy trình phòng dịch như thời gian căng thẳng dịch vào tháng 3, tháng 4 trước đây.
Hiện nay, năng lực sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn của Vinatex là 100 triệu chiếc/tháng và năng lực sản xuất khẩu trang y tế đạt 30 triệu chiếc/tháng. Khi dịch xuất hiện ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi…, Vinatex cũng đã lên kế hoạch để sẵn sàng tham gia sản xuất và cung ứng đủ cho thị trường khẩu trang ba lớp. Đồng thời cam kết bán theo đúng giá niêm yết tại tất cả cửa hàng bán lẻ của tập đoàn trên toàn chuỗi Bắc, Trung, Nam.
Đại diện Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương cũng khẳng định không lo lắng về tình trạng thiếu khẩu trang vải để phục vụ cho cộng đồng phòng, chống dịch COVID-19. “Một số công ty cho hay họ đang bị tồn khẩu trang, nhờ Bộ Công Thương có chương trình gì có thể giải quyết giúp doanh nghiệp không. Cạnh đó, khi tiêu thụ hết hàng tồn nếu thị trường có nhu cầu cần thêm khẩu trang thì các công ty lập tức huy động công nhân sản xuất được ngay” - đại diện Cục Công nghiệp cho biết.
Phát hiện hàng trăm ngàn khẩu trang giả, kém chất lượng Những ngày cuối tháng 7, cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện nhiều vụ khẩu trang giả, kém chất lượng. Đơn cử vào ngày 30-7, lực lượng chức năng kiểm tra đột xuất Công ty TNHH Sản xuất và thương mại thiết bị Nam Anh tại số 8-8A Lê Lăng, phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP.HCM. Tại đây, lực lượng chức năng đã phát hiện và thu giữ khoảng 151.000 chiếc khẩu trang 3M giả nhãn hiệu khẩu trang 3M Company của Mỹ. Hiện nay toàn bộ khẩu trang giả được niêm phong, tạm giữ và vụ việc tiếp tục được điều tra, xử lý theo quy định pháp luật. Ngày 31-7, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 7 thuộc Cục QLTT Quảng Bình phối hợp với lực lượng liên quan kiểm tra xe tải do ông Phan Xuân Thanh có địa chỉ tại xã Cẩm Dương, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh điều khiển. Kết quả phát hiện trên xe vận chuyển 947.500 chiếc khẩu trang y tế bốn lớp do Việt Nam sản xuất. Toàn bộ tang vật vi phạm nêu trên không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa ngay tại thời điểm kiểm tra. Đội QLTT số 7 đã ban hành quyết định tạm giữ toàn bộ số tang vật nói trên để tiếp tục xác minh, xử lý theo quy định. Trị giá lô hàng ước tính khoảng 950 triệu đồng. Đại diện một số quầy thuốc tại TP.HCM cảnh báo hiện khẩu trang đang có biểu hiện loạn giá, loạn về cả chất lượng. Do vậy, người dân nên đến các quầy thuốc uy tín để mua khẩu trang, tránh mua các hàng trôi nổi, không an toàn. |
Tác giả bài viết: AN HIỀN
Nguồn tin: plo.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Sinh nhật hội viên tháng 11
Chúc mừng sinh nhật
-
Hội viên : VŨ THỊ HẢI YẾN
Công ty TNHH GFS Việt Nam
-
Hội viên : DƯƠNG QUỐC KHÁNH
Công ty CP CN Thiết Bị Dịch Vụ Môi Trường Ánh Thủy
-
Hội viên : NGUYỄN THỊ VÂN ANH
Công ty TNHH thương mại sản xuất nệm Kim Cương
-
Hội viên : ĐÀO MINH SÁNG
Công ty Cổ phần Giao dịch hàng hóa F.C.I
-
Hội viên : DƯƠNG QUANG NHẬT
Công Ty TNHH Thực Phẩm IZEN
-
Hội viên : NGUYỄN HOÀNG ANH
Công ty TNHH Giải Pháp Công Nghệ BCB
Hội viên mới
Hội viên : Đặng Thị Như Ý
Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ AB&W
Hội viên : Ừng A Cóng
Công ty TNHH Thực Phẫm Sức Khỏe Quang Long
Hội viên : THÁI THỊ NGỌC HƯƠNG
ROYAL APEC (HỘI AN)
Hội viên : LÊ THỊ GIÀU
Công Ty CP Thực Phẩm Bình Tây
Hội viên : NGUYỄN ANH HOÀNG XUÂN VIỆT
ROYAL APEC (SG)
Hội viên : DIỆP NGỌC KIỆT
CTY TNHH Dịch Vụ BSK
Hội viên : NGUYỄN MINH CHÁNH
Công Ty TNHH MTV Nhà Đất Cần Thơ 9999
Hội viên : TRƯƠNG CÔNG VŨ
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Năng Lượng Toàn Cầu
Video hoạt động
Bài viết xem nhiều
- Loạt tỷ phú Việt hao hụt tài sản, một người rời khỏi danh sách tỷ...
- Tập đoàn Bcons Group: Khai trương nhà mẫu Bcons City
- Tổng giám đốc WTO: Việt Nam là câu chuyện thành công về phát triển...
- Dàn 'đại bàng' quản lý khối tài sản từ 1- 500 tỷ USD kéo đến tìm...
- Beta Solution: Nhà phân phối chính thức của Donaldson và INGERSOLL...