Bộ Công Thương lý giải đề xuất tạm dừng xuất khẩu gạo
Ngày 25-3, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh (ảnh) đã trao đổi với báo chí về lý do vì sao Bộ Công Thương lại có kiến nghị tiếp tục thực hiện xuất khẩu gạo. Ông cũng cho biết kế hoạch của Bộ Công Thương sau khi có chỉ đạo mới của Thủ tướng.
“Do có độ vênh về số liệu”
. Phóng viên: Trong bối cảnh dịch bệnh, Tổng cục Hải quan có thông báo tạm dừng xuất khẩu gạo theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ. Nhưng sau đó Bộ Công Thương lại đưa ra kiến nghị nên tiếp tục xuất khẩu gạo. Vì sao vậy, thưa ông?
+ Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: Trong hai tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 930.000 tấn, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2019. Giá cả trong nước cũng có biến động theo chiều hướng chung của giá gạo thế giới, tăng 20%-25%, tùy mặt hàng. Đứng trước tình hình đó, nếu như xuất khẩu gạo trong tháng 3 vẫn diễn tiến như hai tháng đầu năm thì Việt Nam có thể đứng trước rủi ro thiếu gạo.
Chính vì vậy, chúng tôi có đề xuất với Thủ tướng Chính phủ một số phương án, trong đó có phương án tạm giãn xuất khẩu gạo. Phương án nữa cũng có thể xem xét là vấn đề cấp giấy phép xuất khẩu gạo. Sau khi cân nhắc và lắng nghe ý kiến các bộ, ngành thì Thủ tướng Chính phủ đã kết luận tạm giãn tiến độ xuất khẩu gạo cho đến cuối tháng 5.
Trên tinh thần đó, Tổng cục Hải quan đã có chỉ đạo cho các hải quan địa phương (tạm dừng xuất khẩu gạo - PV). Tuy nhiên, sau khi Tổng cục Hải quan chỉ đạo như vậy chúng tôi có nhận được ý kiến của một số doanh nghiệp ở một số tỉnh.
Họ nói có thể có độ vênh nhất định giữa số liệu mà Bộ Công Thương có và số liệu của các tỉnh, các doanh nghiệp (DN) đang có. Đặc biệt là số liệu về sản lượng tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), số liệu về lượng gạo còn tồn ở trong dân và trong DN, nhất là gạo dự trữ 5% mà các DN có nghĩa vụ phải dự trữ.
. Vậy vì sao có sự vênh về số liệu gạo xuất khẩu, gạo dự trữ này?
+ Việc có độ vênh số liệu là điều dễ hiểu vì trước đây lượng gạo sản xuất, lượng ký hợp đồng và lượng tồn kho chúng ta nắm rất chặt thông qua Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Tuy nhiên, từ khi có Nghị định 107/2018 về kinh doanh xuất khẩu gạo thì chúng ta không còn số liệu này nữa. Lý do là các DN không phải đăng ký hợp đồng, không phải thông báo về số lượng đã ký hợp đồng, số lượng đã xuất khẩu, số lượng còn tồn kho... cho nên xuất hiện độ vênh số liệu.
Lượng lúa gạo đang tồn kho rất nhiều. Trong ảnh: Thu hoạch lúa tại tỉnh Hậu Giang. Ảnh: CHÂU ANH
Làm việc ngay với các doanh nghiệp, các địa phương
. Bộ Công Thương có đánh giá được tác động của việc tạm giãn hoặc tạm dừng xuất nhập khẩu đối với người dân và DN?
+ Khi đưa ra một số phương án để Thủ tướng lựa chọn thì chúng tôi đã đưa ra một số đánh giá tác động. Đơn cử như nếu tạm giãn việc xuất khẩu gạo thì đây là trường hợp bất khả kháng nên các DN sẽ tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó (hợp đồng đã ký với đối tác nước ngoài - PV) nhưng kéo giãn ra. Miễn là chúng ta kiểm soát được tốc độ xuất khẩu gạo vừa đảm bảo thực hiện hợp đồng đã ký.
. Thủ tướng vừa giao Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan kiểm tra, đánh giá nguồn cung và tình hình xuất khẩu gạo. Vậy Bộ Công Thương thực hiện chỉ đạo này ra sao?
+ Sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng, chúng tôi dự kiến sẽ có buổi làm việc với các tỉnh phía Nam cùng các DN sản xuất, xuất khẩu gạo trọng điểm vào ngày 26-3. Qua đó để đánh giá lại sản lượng thực tế của vụ đông xuân, rà soát lại lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký cũng như lượng tồn kho thực tế ở các DN...
Trên cơ sở đó, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh hoạt động xuất khẩu gạo.
Báo cáo của Bộ NN&PTNT cho biết dự kiến kế hoạch sản xuất lúa năm 2020 đạt 43,5 triệu tấn thóc. Trong đó, sản lượng vụ đông xuân ước đạt 20,2 triệu tấn thóc, dự kiến kết thúc thu hoạch trước ngày 30-6. Theo dự báo của bộ này, nhu cầu tiêu thụ thóc trong nước là 29,96 triệu tấn thóc. Trong đó, người dân tiêu thụ 14,26 triệu tấn thóc; phục vụ chế biến 7,5 triệu tấn thóc; phục vụ chăn nuôi 3,4 triệu tấn thóc; dùng làm giống và giống dự phòng 1 triệu tấn thóc; dự trữ trong nước 3,8 triệu tấn thóc. Sản lượng gạo xuất khẩu năm 2020 từ 6,5 triệu đến 6,7 triệu tấn gạo, tương đương 13-13,4 triệu tấn thóc. |
Đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống
. Bộ Công Thương sẽ làm gì và có kịch bản như thế nào để đảm bảo an ninh lương thực trong tình huống xấu nhất có thể xảy ra như dịch kéo dài?
+ Về kịch bản, chúng ta đã tính toán trong điều kiện dịch bệnh kéo dài đã có dự trữ quốc gia. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có chỉ đạo Bộ Tài chính chủ trì việc thực hiện dự trữ gạo quốc gia.
Trong các quy định của Nhà nước hiện nay thì các DN xuất khẩu phải dự trữ 5% tổng lượng xuất khẩu trước đó của họ để phục vụ cho dự trữ lưu thông. Bản thân dự trữ quốc gia cũng mua 200.000-300.000 tấn để đảm bảo dự trữ lưu thông.
Trong điều kiện bình thường, tôi khẳng định không bao giờ thiếu gạo, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn phục vụ được cho xuất khẩu. Nhưng hiện nay tình hình đang có biến động khó lường. Chính vì vậy cần phải có biện pháp để trong mọi trường hợp bảo đảm an ninh lương thực.
. Có thông tin các thương nhân Trung Quốc mua gom gạo rất mạnh ở khu vực ĐBSCL. Ông có bình luận gì về thông tin này?
+ Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của chúng ta là Philippines. Đứng thứ hai là Malaysia, rồi đến Iraq và một số nước châu Phi. Với thị trường Trung Quốc, xuất khẩu gạo hai tháng đầu năm chỉ đạt 66.000 tấn, không đáng kể với 930.000 tấn gạo chúng ta đã xuất khẩu.
. Xin cám ơn ông.
Nguồn tin: plo.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Sinh nhật hội viên tháng 11
Chúc mừng sinh nhật
-
Hội viên : VŨ THỊ HẢI YẾN
Công ty TNHH GFS Việt Nam
-
Hội viên : DƯƠNG QUỐC KHÁNH
Công ty CP CN Thiết Bị Dịch Vụ Môi Trường Ánh Thủy
-
Hội viên : NGUYỄN THỊ VÂN ANH
Công ty TNHH thương mại sản xuất nệm Kim Cương
-
Hội viên : ĐÀO MINH SÁNG
Công ty Cổ phần Giao dịch hàng hóa F.C.I
-
Hội viên : DƯƠNG QUANG NHẬT
Công Ty TNHH Thực Phẩm IZEN
-
Hội viên : NGUYỄN HOÀNG ANH
Công ty TNHH Giải Pháp Công Nghệ BCB
Hội viên mới
Hội viên : Đặng Thị Như Ý
Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ AB&W
Hội viên : Ừng A Cóng
Công ty TNHH Thực Phẫm Sức Khỏe Quang Long
Hội viên : THÁI THỊ NGỌC HƯƠNG
ROYAL APEC (HỘI AN)
Hội viên : LÊ THỊ GIÀU
Công Ty CP Thực Phẩm Bình Tây
Hội viên : NGUYỄN ANH HOÀNG XUÂN VIỆT
ROYAL APEC (SG)
Hội viên : DIỆP NGỌC KIỆT
CTY TNHH Dịch Vụ BSK
Hội viên : NGUYỄN MINH CHÁNH
Công Ty TNHH MTV Nhà Đất Cần Thơ 9999
Hội viên : TRƯƠNG CÔNG VŨ
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Năng Lượng Toàn Cầu
Video hoạt động
Bài viết xem nhiều
- Loạt tỷ phú Việt hao hụt tài sản, một người rời khỏi danh sách tỷ...
- Tập đoàn Bcons Group: Khai trương nhà mẫu Bcons City
- Tổng giám đốc WTO: Việt Nam là câu chuyện thành công về phát triển...
- Dàn 'đại bàng' quản lý khối tài sản từ 1- 500 tỷ USD kéo đến tìm...
- Beta Solution: Nhà phân phối chính thức của Donaldson và INGERSOLL...