Lo bỏ sổ hộ khẩu lại phát sinh tiêu chí thường trú
Chiều 9-6, các tổ đại biểu (ĐB) Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Cư trú. Tại Đoàn ĐB Quốc hội TP.HCM, các tiêu chí về thường trú, tạm trú nhằm bảo đảm TP nói riêng, các đô thị nói chung phát triển bền vững… đã được nêu ra.
“Tôi mơ quản lý dân cư theo số định danh”
ĐB Ngô Minh Châu thống nhất việc bỏ sổ hộ khẩu (SHK), sổ tạm trú giấy. Ông nói khi đi nước ngoài, chứng kiến các nước quản lý dân cư bằng số định danh, ông cũng mơ ước đất nước sẽ có cách quản lý dân cư tiên tiến như vậy.
Tuy vậy, ĐB Châu lại cho rằng: Việc bỏ SHK, sổ tạm trú giấy phải có lộ trình, cho đến khi nào hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư có thể thay thế hoàn toàn. ĐB Châu ví von: “Nếu không sẽ giống như chưa xây xong nhà mới đã đập nhà cũ rồi. Nếu làm không khéo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tội phạm ẩn nấp, trốn tránh. Do đó, cần có lộ trình, làm cách chắc chắn để bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự xã hội, nhất là tội phạm quốc gia, tội phạm công nghệ cao, tội phạm có tổ chức”.
ĐB Phan Thị Bình Thuận, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, cho rằng sử dụng số định danh để quản lý dân cư, bỏ SHK giấy, sổ đăng ký tạm trú giấy là một thay đổi mạnh mẽ, giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính; giảm chi phí, thủ tục, thời gian cho người dân khi tuân thủ các quy định về cư trú.
Tuy vậy, ĐB Bình Thuận băn khoăn: Hiện nay, dữ liệu dân cư mới chỉ cấp số định danh được cho khoảng 20 triệu công dân. “Vậy từ giờ tới lúc luật thông qua rồi có hiệu lực thì Bộ Công an phải có kế hoạch triển khai các giải pháp để cấp đầy đủ số định danh cho gần 90 triệu công dân. Có như vậy mới hiệu quả” - ĐB Bình Thuận nói.
Vẫn theo ĐB Bình Thuận, việc bỏ SHK giấy, sổ đăng ký tạm trú giấy thì các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại, hành chính… liên quan đến hai loại sổ nói trên phải được điều chỉnh. Quốc hội phải sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến các luật và Chính phủ, các bộ phải điều chỉnh các văn bản khác thuộc thẩm quyền. “Điều này để tạo ra tính khả thi, đồng bộ và tương thích trong hệ thống pháp luật, tránh ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của người dân” - ĐB Bình Thuận nói.
ĐB Dương Ngọc Hải lưu ý: Việc xây dựng và sử dụng dữ liệu dân cư phải có cơ chế bảo đảm không lộ lọt thông tin cá nhân. “Vừa qua, rất nhiều thông tin cá nhân của người dân bị lộ lọt khi họ tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế…” - ĐB Hải nêu vấn đề.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa phát biểu tại phiên thảo luận tổ về Luật Cư trú chiều 9-6. Ảnh CHÂN LUẬN
Cần tiêu chí khác nhau giữa ở nông thôn với đô thị
ĐB Trương Trọng Nghĩa cho rằng dù là thường trú hay tạm trú thì mỗi công dân đều sống và tạo ra giá trị cho xã hội. Nhưng đô thị, nông thôn, miền núi… đều có những điều kiện khác nhau, vì vậy nên có những tiêu chí khác nhau. “Thường trú và tạm trú phải bảo đảm được mục tiêu tự do cư trú” - ĐB Nghĩa nói.
Quản lý cư dân bằng hộ khẩu là quá lạc hậu Lâu nay ta vui mừng, phấn khởi khi có thông tin bỏ hộ khẩu. Hộ khẩu đúng là phương thức quản lý lâu đời, lạc hậu mà chúng ta chậm thay đổi quá. Tôi đồng ý bỏ phương thức quản lý lạc hậu này nhưng phải thay bằng phương thức quản lý mới. Nhưng với dự luật này, tôi chưa thấy diện mạo phương thức quản lý mới. ĐB TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA |
Theo ĐB Nghĩa, không thể dùng các tiêu chí thường trú, chẳng hạn như có chỗ ở hợp pháp, để hạn chế quyền cư trú của người tạm trú. Nhưng cần phải nhìn nhận một cách biện chứng, hài hòa. “Nếu một đô thị tràn ngập người tạm trú thì cũng ảnh hưởng đến cả cộng đồng cư trú. Thường trú và tạm trú phải thiết kế được những tiêu chí phục vụ lẫn nhau” - ĐB Nghĩa nói.
Thậm chí, ĐB Nghĩa cho rằng cần phải có một sự điều chỉnh linh hoạt giữa thường trú và tạm trú. “Chẳng hạn, tôi vào TP.HCM được một năm, tôi muốn thường trú. Nhưng vấn đề không chỉ là có cái SHK hay không. Phải có những điều kiện, tiêu chí. Ví dụ, tôi có hợp đồng lao động thường xuyên ở TP.HCM, tôi đem vợ con vào sinh sống thì tôi phải được thường trú chứ” - ĐB Nghĩa nêu vấn đề.
Theo ĐB Nghĩa, thường trú là thường xuyên sống ở một nơi. Và như vậy phải có những tiêu chí ràng buộc như về nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ công dân, thậm chí là nghĩa vụ bầu cử.
Muốn ở thành phố phải có nhà ở hợp pháp ĐB Ngô Minh Châu đề cập đến tốc độ tăng dân số cơ học hằng năm của TP.HCM là rất cao, lên tới 200.000 người/năm và cho rằng điều đó sẽ khiến cơ sở hạ tầng, giáo dục, văn hóa, y tế… khó đáp ứng kịp. Từ đó, ĐB Châu đề nghị: “Cần giữ lại các điều kiện kỹ thuật về cư trú cho Hà Nội và TP.HCM. Một trong các điều kiện thường trú tại hai TP này là phải có chỗ ở hợp pháp, nếu là nhà thuê, mượn thì phải có hợp đồng từ một năm trở lên. ĐB Bình Thuận thì lại đề nghị bỏ các điều kiện thường trú, tạm trú để phù hợp với Hiến pháp 2013 về quyền tự do cư trú của công dân. |
Tác giả bài viết: CHÂN LUẬN
Nguồn tin: plo.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Sinh nhật hội viên tháng 11
Chúc mừng sinh nhật
-
Hội viên : VŨ THỊ HẢI YẾN
Công ty TNHH GFS Việt Nam
-
Hội viên : DƯƠNG QUỐC KHÁNH
Công ty CP CN Thiết Bị Dịch Vụ Môi Trường Ánh Thủy
-
Hội viên : NGUYỄN THỊ VÂN ANH
Công ty TNHH thương mại sản xuất nệm Kim Cương
-
Hội viên : ĐÀO MINH SÁNG
Công ty Cổ phần Giao dịch hàng hóa F.C.I
-
Hội viên : DƯƠNG QUANG NHẬT
Công Ty TNHH Thực Phẩm IZEN
-
Hội viên : NGUYỄN HOÀNG ANH
Công ty TNHH Giải Pháp Công Nghệ BCB
Hội viên mới
Hội viên : Đặng Thị Như Ý
Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ AB&W
Hội viên : Ừng A Cóng
Công ty TNHH Thực Phẫm Sức Khỏe Quang Long
Hội viên : THÁI THỊ NGỌC HƯƠNG
ROYAL APEC (HỘI AN)
Hội viên : LÊ THỊ GIÀU
Công Ty CP Thực Phẩm Bình Tây
Hội viên : NGUYỄN ANH HOÀNG XUÂN VIỆT
ROYAL APEC (SG)
Hội viên : DIỆP NGỌC KIỆT
CTY TNHH Dịch Vụ BSK
Hội viên : NGUYỄN MINH CHÁNH
Công Ty TNHH MTV Nhà Đất Cần Thơ 9999
Hội viên : TRƯƠNG CÔNG VŨ
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Năng Lượng Toàn Cầu
Video hoạt động
Bài viết xem nhiều
- Loạt tỷ phú Việt hao hụt tài sản, một người rời khỏi danh sách tỷ...
- Tập đoàn Bcons Group: Khai trương nhà mẫu Bcons City
- Tổng giám đốc WTO: Việt Nam là câu chuyện thành công về phát triển...
- Dàn 'đại bàng' quản lý khối tài sản từ 1- 500 tỷ USD kéo đến tìm...
- Beta Solution: Nhà phân phối chính thức của Donaldson và INGERSOLL...