Vốn âm gần 1.000 tỷ do lỗ 6 năm, ‘Bông hồng vàng’ Thuận Thảo nói gì?
Lỗ năm thứ 6 liên tiếp, Tổng giám đốc nói gì?
Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2019 của CTCP Thuận Thảo (UPCoM: GTT) cho thấy, doanh thu thuần chỉ hơn 24 tỷ đồng, giảm so mức 30 tỷ của năm 2018.
Mặc dù có lãi gộp 8 tỷ song chi phí lãi vay 105 tỷ, chi phí bán hàng 23 ty, chi phí quản lý 40 tỷ và lỗ khác 5,6 tỷ khiến công ty gánh khoản lỗ ròng 166 tỷ đồng, thấp hơn mức lỗ 189 tỷ của năm 2018. Ghi nhận năm thứ 6 liên tiếp Thuận Thảo chìm trong thua lỗ.
Chính con số lỗ này đã kéo mức lỗ lũy kế đến cuối năm 2019 của Thuận Thảo lên gần 1.436 tỷ đồng, khiến vốn chủ sở hữu âm nặng 998 tỷ đồng.
Theo Tổng giám đốc Võ Thị Thanh, nguyên nhân công ty tiếp tục thua lỗ do các tài sản đã hoạt động nhiều năm, xuống cấp. Trong khi đó, công ty lại khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay để có nguồn vốn đầu tư, nâng cấp để phát huy hiệu quả kinh doanh.
Bên cạnh đó, việc đầu tư dự án khu du lịch sinh thái dàn trải, dịch vụ trùng lắp, cơ sở hạ tầng xuống cấp ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Dự án khách sạn đầu tư với tiêu chuẩn quá tầm so với thị trường địa phương, lượng khách ngoài tỉnh hạn chế do sản phẩm cũng như các dự án tại tỉnh Phú Yên chậm hoặc không triển khai nên khai thác không hiệu quả.
Bà Thanh cũng cho rằng, công ty chưa khai thác hết lợi thế của Thuận Thảo về thương hiệu. Ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh với lợi thế kinh doanh mới và hiện đại.
Thuận Thảo đang trong công tác thu hồi công nợ từ những năm trước nhưng không được nên đã ảnh hưởng đến nguồn vốn, dẫn đến tình hình tài chính khó khăn. Công ty không còn vốn lưu động để sản xuất kinh doanh, không cân đối được nguồn vốn trả nợ thuế, ngân hàng, dẫn đến phát sinh chi phí chậm nộp thuế, lãi vay…
Bà Thanh thừa nhận việc tái cấu trúc Thuận Thảo chưa thật sự mang lại hiệu quả trong khi công ty vẫn chịu các khoản chi phí bất biến như tiền lương, khấu hao, quản lý doanh nghiệp và đặc biệt là chi phí tài chính, chi phí chậm nộp thuế.
Trước tình hình đó, bà Thanh cũng đưa ra hướng khắc phục như thanh lý, chuyển nhượng tài sản của các dự án, hoặc một số lĩnh vực kinh doanh để giảm nợ ngân hàng, thuế, nợ cá nhân, đồng thời xử lý các tài sản thế chấp hiện đang vay vốn tại các ngân hàng theo đúng quý định. Từ đó có nguồn vốn để tái cấu trúc, đầu tư sửa chữa, nâng cấp các lĩnh vực còn lại, tạo sự ổn định trong sản xuất kinh doanh.
Công ty cũng tập trung thu hồi các công nợ, ưu tiên thực hiện nghĩa vụ về thuế và các chính sách cho người lao động như lương và bảo hiểm xã hội. Đồng thời tìm nhà đầu tư, hợp tác liên doanh liên kết để huy động nguồn vốn tiến hành hợp tác kinh doanh.
Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Thuận Thảo, bà Võ Thị Thanh |
Dự phòng khó đòi hàng trăm tỷ, BIDV siết nợ
Tuy nhiên, kế hoạch này dường như đã được đưa ra hàng năm tại mỗi kỳ giải trình sau khi công bố báo cáo của Thuận Thảo. Song đâu lại vào đấy, tình hình của Thuận Thảo không có gì cải thiện. Thậm chí, các chỉ số tài chính ngày càng trầm trọng hơn.
Đơn cử, tại thời điểm cuối năm 2019, tổng tài sản của Thuận Thảo đã suy giảm hơn 37 tỷ đồng, xuống mức 713 tỷ đồng.
Trong đó, phải thu về cho vay ngắn hạn của Thuận Thảo vẫn tiếp tục ghi nhận 400 tỷ đồng như những năm qua và đương nhiên dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tiếp tục duy trì tới 453 tỷ đồng.
Vay nợ tài chính ngắn vẫn giữ nguyên không hề suy giảm so với đầu kỳ là 629 tỷ đồng, còn vay nợ dài hạn tăng nhẹ từ gần 10 tỷ lên 27 tỷ đồng. Do đó, năm qua, Thuận Thảo vẫn phải chi hơn 105 tỷ đồng cho chi phí lãi vay.
Số nợ này Thuận Thảo vay chủ yếu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV (624 tỷ), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Vietinbank (4,5 tỷ) và một cá nhân (16,7 tỷ).
Theo thuyết minh, số nợ vay dài hạn BIDV là 543 tỷ đã quá hạn thanh toán từ năm 2015. Sau khi BIDV bán nợ cho VAMC, trong năm 2016, đơn vị này đã khởi kiện Thuận Thảo ra Tòa án Nhân dân TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên để thu hồi nợ. Sau đó, VAMC tiến hành hòa giải và đồng ý cho Thuận Thảo bán tài sản thế chấp để trả nợ trong năm 2017. Song Thuận Thảo vẫn chưa bán được tài sản buộc BIDV phải phát mãi tài sản thế chấp.
Gần đây nhất, vào tháng 10/2019, BIDV có thông báo lựa chọn tổ chức thẩm định giá các khoản nợ của CTCP Thuận Thảo Nam Sài Gòn với dư nợ gốc là 1.208 tỷ đồng và dư nợ lãi 1.422 tỷ đồng, tại ngày 30/9.
Tài sản đảm bảo của khoản nợ gồm: Bất động sản tại 100B, đường Bùi Thị Xuân, phường Bến Thành, quận 1, TP HCM với diện tích 275,04 m2; bất động sản tại Khu phố 2, Thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP HCM diện tích 16,6 ha và 5,2 triệu cổ phiếu CTCP Thuận Thảo (GTT) thuộc sở hữu của bà Võ Thị Thanh.
Trước đó, hồi năm 2018, CTCP Đấu giá Lam Sơn đã 2 lần đấu giá toàn bộ khoản nợ của Thuận Thảo Nam Sài Gòn và 95 khách hàng cá nhân, với tổng dư nợ là 2.378 tỷ đồng tại BIDV Phú Tài.
Với giá khởi điểm lần hai được hạ xuống thấp, chỉ còn 984 tỷ đồng, thấp hơn lần lượt 106 tỷ đồng và 224 tỷ đồng so với giá khởi điểm của hai phiên đấu giá liền trước.
Nguồn tin: Vietnamdaily
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Sinh nhật hội viên tháng 01
Chúc mừng sinh nhật
-
Hội viên : NGUYỄN VĂN NAM
CÔNG TY TNHH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ & QC VINAEVENT
Hội viên mới
Hội viên : Đặng Thị Như Ý
Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ AB&W
Hội viên : Ừng A Cóng
Công ty TNHH Thực Phẫm Sức Khỏe Quang Long
Hội viên : THÁI THỊ NGỌC HƯƠNG
ROYAL APEC (HỘI AN)
Hội viên : LÊ THỊ GIÀU
Công Ty CP Thực Phẩm Bình Tây
Hội viên : NGUYỄN ANH HOÀNG XUÂN VIỆT
ROYAL APEC (SG)
Hội viên : DIỆP NGỌC KIỆT
CTY TNHH Dịch Vụ BSK
Hội viên : NGUYỄN MINH CHÁNH
Công Ty TNHH MTV Nhà Đất Cần Thơ 9999
Hội viên : TRƯƠNG CÔNG VŨ
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Năng Lượng Toàn Cầu
Video hoạt động
Bài viết xem nhiều
- Tập đoàn Bcons Group: Khai trương nhà mẫu Bcons City
- Dàn 'đại bàng' quản lý khối tài sản từ 1- 500 tỷ USD kéo đến tìm...
- Gia Lai: Kết nối Đầu tư, XT-TM Huyện Chư Puh cùng Hiệp hội Trang...
- Xe Khách Petro Bình Phước - Limousine Bình Phước
- CLB Golf Doanh Nhân Bình Dương với Giải Golf hứa hẹn nhiều dấu ấn