Luật doanh nghiệp và cuộc cách mạng trong kinh doanh

Chủ nhật - 09/02/2020 02:53
Trong suốt 20 năm thực thi Luật Doanh nghiệp đã thổi một luồng gió mới vào môi trường kinh doanh Việt Nam.
NDC
NDC

TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã khẳng định như vậy khi trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp.

- Vậy “luồng gió mới” mang tên Luật Doanh nghiệp đã mang lại cho nền kinh tế những thành tựu nào, thưa ông?
Khi ra đời, Luật doanh nghiệp mang trong mình sứ mệnh bảo vệ quyền tự do kinh doanh; giảm chi phí tuân thủ đối với doanh nghiệp; đảm bảo an toàn, quyền và tài sản trong kinh doanh được pháp luật bảo vệ; giảm, thu hẹp và loại bỏ rủi ro từ chính sách, thể chế và thực thi luật pháp. Về cơ bản, có 5 thành tựu lớn của Luật Doanh nghiệp mà chúng ta có thể kể đến như sau:

Thứ nhất: Thành tựu lớn nhất và cũng đáng tự hào nhất của Luật doanh nghiệp khi thực thi là tạo được sự thay đổi trong tư duy, từ chỗ trước đây Nhà nước coi quyền kinh doanh là của Nhà nước thì Nhà nước đã trao quyền kinh doanh cho người dân và doanh nghiệp và đảm bảo quyền tự do kinh doanh của họ.

Thứ hai: Trong 20 năm qua nhiều rào cản gia nhập thị trường được bãi bỏ, đơn giản hóa một cách có hệ thống thông qua các đợt cải cách thủ tục hành chính mà Luật Doanh nghiệp là một trong những đạo luật dẫn đầu. Qúa trình này đã tạo ra rất nhiều cơ hội kinh doanh cho người dân và doanh nghiệp, giảm chi phí và tăng sự an toàn cho hoạt động kinh doanh của người dân.

Thứ ba: Về vấn đề quản lý nhà nước, Luật đã thay đổi tư duy từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Chúng ta đã bỏ hoàn toàn quan niệm năng lực cơ quan nhà nước đến đâu thì cho người dân và doanh nghiệp kinh doanh đến đó. Thay vào đó là tư duy quản lý để thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân có điều kiện phát triển và khởi sắc.

Thứ tư: Luật Doanh nghiệp 2005 đã thể chế hóa những cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập, đàm phán gia nhập WTO.

Thứ năm: Tinh thần mạnh mẽ của Luật Doanh nghiệp đã mở đường cho việc sửa đổi nhiều đạo luật liên quan đến đầu tư kinh doanh như: Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán, Luật Đất đai... Từ đó tạo thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Đây là Luật đầu tiên của kinh tế thị trường Việt Nam. Dựa trên 4 tiêu chí đánh giá là tự do kinh doanh; giảm chi phí tuân thủ; an toàn trong kinh doanh; giảm, thu hẹp và loại bỏ rủi ro từ chính sách và thực thi luật pháp, thì Luật Doanh nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu.

Đây là 5 điểm đạt được qua 3 phiên bản cải cách với hơn 20 năm thực thi. Các thành tựu này được đưa ra dựa trên 4 tiêu chí đánh giá là: Tự do kinh doanh; giảm chi phí tuân thủ; an toàn trong kinh doanh; giảm, thu hẹp và loại bỏ rủi ro từ chính sách và thực thi luật pháp, thì Luật doanh nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu…

- Sau 10 năm, sự phát triển của thời đại đã đặt ra những yêu cầu gì mới thách thức sứ mệnh của Luật này, thưa ông?

Bản thân Luật Doanh nghiệp có 2 mảng lớn là gia nhập thị trường và quản trị công ty. Vấn đề thủ tục gia nhập thị trường về cơ bản vẫn ổn nhưng vấn đề quản trị công ty thì chưa ổn lắm. Thật ra bản thân Luật Doanh nghiệp đã đưa ra nhiều yêu cầu đảm bảo bám sát các nguyên tắc quản trị của kinh tế thị trường nhưng trên thực tế trong quản trị công ty chưa thực thi theo đúng tinh thần của Luật Doanh nghiệp.

Điểm hạn thế thứ hai, khi chúng ta nói đến Luật Doanh nghiệp thì nói đến tinh thần cải cách mạnh mẽ theo định hướng thị trường để tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp tư nhân phát triển. Nhưng, đáng buồn, tinh thần này không được tiếp nhận một cách nhất quán trong việc sửa đổi bổ sung các Luật khác có liên quan. Thêm vào đó chi phí tuân thủ pháp luật có giảm đáng kể, nhưng vẫn còn cao. Tư duy các bộ, ngành chủ yếu là giảm theo từng đợt cải cách hành chính của Chính phủ, giảm chỉ mang tính phong trào, hết đợt đó là hết, chứ chưa phải là xuyên suốt của hệ thống.

- Luật Doanh nghiệp phiên bản 2020 được kỳ vọng sẽ tiếp nối tinh thần cải cách mạnh mẽ của các phiên bản trước đó. Ông có thể đưa ra đóng góp để hoàn thiện Dự thảo?

Với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nền kinh thế giới và Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Do đó, quá trình soạn thảo luật hôm nay phải đảm bảo vừa tiếp nối tinh thần của các phiên bản luật trước đó nhưng cũng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn.

Do đó, quá trình soạn thảo phải có nghiên cứu và đánh giá, liên tục có báo cáo và thực thi cải cách trên thực tế. Đồng thời cải cách Luật Doanh nghiệp phải đồng hành và kết hợp với cải cách cả hệ thống tòa án… thì mới tạo ra hệ thống thể chế thân thiện thị trường, vì doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Huyền Trang - thực hiện

Nguồn tin: enternews.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Sinh nhật hội viên tháng 01

Chúc mừng sinh nhật

Chúc mừng sinh nhật

  • NGUYỄN VĂN NAM

    Hội viên : NGUYỄN VĂN NAM

    CÔNG TY TNHH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ & QC VINAEVENT

Hội viên mới

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây