Chủ tịch nước: 'Không thể đóng cửa đất nước mãi'
Quan điểm này được người đứng đầu Nhà nước nhấn mạnh khi thảo luận tại tổ số 2 về tình hình kinh tế - xã hội và công tác chống dịch Covid-19, sáng 21/10.
Chủ tịch nước nhấn mạnh thay vì quan điểm “Zero Covid”, chúng ta đã xác định phải thích ứng với dịch bằng 5K + vaccine + thuốc điều trị.
Tin tưởng kinh tế Việt Nam sẽ "trở lại phong độ"
Dẫn chứng Singapore tuyên bố giãn cách xã hội thêm một tháng, Nga cho làm việc ở nhà… Chủ tịch nước khuyến cáo Việt Nam không thể vội bỏ toàn bộ Chỉ thị 15, 16, 19… Việc này, theo ông, có thể dẫn đến hậu quả rất xấu.
Từ một số nơi xuất hiện ổ dịch mới và đang rất khó khăn trong ứng phó như Cà Mau, Phú Thọ, Đắk Lắk, Thanh Hóa, Nam Định… Chủ tịch nước quán triệt “không thể chủ quan”.
“Chúng ta chưa biết chủng sắp tới như thế nào nên ngành y tế, Chính phủ vẫn phải báo động đỏ để tiếp tục đề cao cảnh giác, không được chủ quan, không được chuyển ngay từ cực này sang cực khác dẫn tới hậu quả”, Chủ tịch nước nêu quan điểm.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng không thể đóng cửa đất nước mãi, nhưng vẫn phải cảnh giác vì Covid-19 luôn đe dọa. Ảnh: Quang Phúc.
Một lần nữa khẳng định quan điểm “không thể đóng cửa mãi đất nước”, Chủ tịch nước cho rằng chúng ta phải mở cửa để giải quyết việc làm, thu nhập và phát triển kinh tế, nhưng vẫn phải đề cao cảnh giác vì Covid-19 vẫn đe dọa đất nước trong thời gian tới.
Khi các chính sách nới lỏng vừa được thực hiện, Chủ tịch nước cho biết không khí làm ăn của các địa phương, doanh nghiệp rất tốt. Điển hình như TP.HCM với chương trình tái thiết kinh tế quyết liệt, lao động bước đầu đã quay lại thành phố. Vì thế, Chủ tịch nước cho rằng có niềm tin đất nước phát triển sau đại dịch.
Nhìn về một số địa phương đang phục hồi sản xuất rất tốt như Bắc Ninh, Bắc Giang, Chủ tịch nước khẳng định ông có niềm tin vào sự điều hành của Chính phủ trong thời gian tới.
“Tôi tin nền kinh tế Việt Nam sẽ trở lại phong độ mới và đạt được mục tiêu mà Chính phủ báo cáo Quốc hội là năm 2022, phấn đấu tăng GDP 6-65%”, Chủ tịch nước thể hiện niềm tin.
Lãnh đạo Nhà nước khẳng định uy tín của Việt Nam với thế giới rất lớn, nếu cố gắng giữ một thể chế tốt, điều hành tốt, thu hút mạnh mẽ nguồn lực, cải thiện môi trường đầu tư tốt hơn thì nhất định kinh tế Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ.
Góp ý thêm cho những nhiệm vụ trong năm 2022, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết nên tập trung vào một vài nhiệm vụ thay vì “dàn đều” thực hiện 12 giải pháp mà Chính phủ đề ra.
Ví dụ trong phòng, chống Covid-19 phải tập trung giảm tỷ lệ tử vong, hoặc xác lập trạng thái bình thường mới như thế nào ở tất cả địa phương để giúp giao thương, đi lại thuận lợi được, tránh tình trạng mỗi nơi làm một kiểu. Đặc biệt, phải tập trung đến vấn đề bao phủ vaccine theo tinh thần “đi trước đón đầu” thay vì bị động và chạy theo.
Trọng tâm thứ hai, theo ông Cường, nên tập trung phục hồi và phát triển kinh tế, trong đó triển khai các gói kích cầu, giải ngân vốn đầu tư công và cải cách thủ tục hành chính.
Cần lo cho người lao động trở lại
Đại biểu tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Thắng (Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương) ghi nhận việc thay đổi phương châm chống dịch là bước ngoặt về nhận thức, giúp thực hiện tốt hơn mục tiêu kép.
“Nhưng muốn phục hồi sản xuất thì cần lao động, vậy giờ đưa lao động trở lại bằng cách nào, sự phối hợp của các địa phương, doanh nghiệp ra sao? Vận tải mà đầu này mở, đầu kia đóng thì làm sao thông”, ông Thắng nêu nhiều vấn đề cần giải quyết để phục hồi kinh tế.
Ông đề nghị phân tích cụ thể dư địa chính sách cho phát triển thời gian tới, trong đó phải giữ được những “trận địa” đang phát triển kinh tế tốt nhằm lan tỏa sang địa phương khác. “Phải để anh mạnh lo cho anh yếu, chứ cả nhà 63 anh ốm cả thì ai lo cho ai”, ông Thắng nói.
Các đại biểu Quốc hội cho rằng việc số lượng lớn người dân về quê sẽ tạo nguy cơ đứt gãy chuỗi lao động. Ảnh: Việt Linh.
Theo đại biểu Phan Đức Hiếu (ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế), việc triển khai Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch, có lộ trình thích ứng an toàn với dịch phải được coi là nhiệm vụ cấp bách và thực hiện ngay đầu năm 2022.
“Chiến lược này nên ban hành trong năm 2021 vì nó mang ý nghĩa phục hồi kinh tế và thể hiện cam kết với các nhà đầu tư để họ khôi phục kế hoạch kinh doanh”, ông Hiếu nói.
Đại biểu Lê Tiến Châu (Phó chủ tịch , Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam) thì nhấn mạnh cần thêm gói dành hỗ trợ cho doanh nghiệp và gói này phải đủ lớn, tập trung vào đảm bảo an toàn cho sản xuất kinh doanh, dành dư địa cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất an toàn.
“Người dân đã về quê quay lại nhà máy cũng không phải dễ, không gian sống rất là khó khăn, nên hỗ trợ phải vừa tiết kiệm, vừa đúng, vừa trúng”, đại biểu góp ý.
Đồng tình, đại biểu Ngô Trung Thành (Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật) lo ngại đứt gãy nguồn lao động khi lượng người dân về quê rất lớn. Ông đề nghị Chính phủ có chiến lược, kế hoạch đưa người lao động trở lại.
“Cần có chính sách hỗ trợ người lao động, thậm chí là đưa đón trở lại, tạo nơi ăn chốn ở, điều kiện học hành cho con cái họ mới hy vọng nối lại chuỗi sản xuất”, ông Thành góp ý.
Bên cạnh đó, ông Thành nhấn mạnh phải tập trung vào vaccine. “Chúng ta thay đổi sống chung với Covid thì phải có bệ đỡ là vaccine. Chưa có vaccine thì không thể sống chung với dịch, mà quay trở lại Zero Covid cũng không thể được”, ông Thành nói.
Hoài Thu
Nguồn tin: zingnews.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Sinh nhật hội viên tháng 11
Chúc mừng sinh nhật
-
Hội viên : VŨ THỊ HẢI YẾN
Công ty TNHH GFS Việt Nam
-
Hội viên : DƯƠNG QUỐC KHÁNH
Công ty CP CN Thiết Bị Dịch Vụ Môi Trường Ánh Thủy
-
Hội viên : NGUYỄN THỊ VÂN ANH
Công ty TNHH thương mại sản xuất nệm Kim Cương
-
Hội viên : ĐÀO MINH SÁNG
Công ty Cổ phần Giao dịch hàng hóa F.C.I
-
Hội viên : DƯƠNG QUANG NHẬT
Công Ty TNHH Thực Phẩm IZEN
-
Hội viên : NGUYỄN HOÀNG ANH
Công ty TNHH Giải Pháp Công Nghệ BCB
Hội viên mới
Hội viên : Đặng Thị Như Ý
Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ AB&W
Hội viên : Ừng A Cóng
Công ty TNHH Thực Phẫm Sức Khỏe Quang Long
Hội viên : THÁI THỊ NGỌC HƯƠNG
ROYAL APEC (HỘI AN)
Hội viên : LÊ THỊ GIÀU
Công Ty CP Thực Phẩm Bình Tây
Hội viên : NGUYỄN ANH HOÀNG XUÂN VIỆT
ROYAL APEC (SG)
Hội viên : DIỆP NGỌC KIỆT
CTY TNHH Dịch Vụ BSK
Hội viên : NGUYỄN MINH CHÁNH
Công Ty TNHH MTV Nhà Đất Cần Thơ 9999
Hội viên : TRƯƠNG CÔNG VŨ
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Năng Lượng Toàn Cầu
Video hoạt động
Bài viết xem nhiều
- Loạt tỷ phú Việt hao hụt tài sản, một người rời khỏi danh sách tỷ...
- Tập đoàn Bcons Group: Khai trương nhà mẫu Bcons City
- Tổng giám đốc WTO: Việt Nam là câu chuyện thành công về phát triển...
- Dàn 'đại bàng' quản lý khối tài sản từ 1- 500 tỷ USD kéo đến tìm...
- Beta Solution: Nhà phân phối chính thức của Donaldson và INGERSOLL...