Hàng Việt trỗi dậy giữa mùa COVID-19
Báo cáo mới nhất của Nielsen, một công ty đo lường và phân tích dữ liệu toàn cầu, công bố mới đây cho thấy so với mức trung bình toàn cầu, người tiêu dùng Việt Nam (VN) có sự ưu tiên mạnh mẽ hơn đối với các sản phẩm địa phương. Đáng chú ý, có tới 76% người Việt ưu tiên dùng hàng nội địa trong giai đoạn dịch bệnh vừa qua. “Hàng nội địa ở đây là hàng do doanh nghiệp trong nước sản xuất và thuộc tất cả lĩnh vực. Đơn cử như nước uống đóng chai, sữa, mì ăn liền, nước trái cây, may mặc…” - đại diện Nielsen VN lý giải thêm.
Cú hích với hàng Việt
Ông Trương Tiến Dũng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn (APT), khẳng định: Hiện nay, riêng với ngành thực phẩm, rau quả, thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản... tại thị trường nội địa chủ yếu là hàng của các nhà cung cấp VN. Thực tế cho thấy xu hướng người Việt ưu tiên chọn hàng nội địa ngày càng nhiều hơn, nhất là trong mùa dịch.
“Đơn cử công ty chúng tôi vừa mở hàng chục quầy thủy hải sản tươi sống với hàng trăm mặt hàng tại các siêu thị Co.opmart, Satramart tiêu thụ khá tốt. Ngoài thực phẩm tươi sống, sức mua các mặt hàng khô như khô cá sặc, khô cá lóc… cũng tăng 100%. Đặc biệt, sản phẩm khô cá ba sa công ty mới ra mắt từ đầu năm nhưng đang bán rất chạy” - ông Dũng dẫn chứng.
Lãnh đạo Công ty APT cũng thông tin: Hiện ở một số siêu thị, cua Cà Mau bán song song cua ngoại nhập nhưng hàng ngoại bán rất chậm. Tương tự với mặt hàng gạo, trước đây gạo Thái Lan, Campuchia được nhiều người Việt mua. Tuy nhiên, từ khi gạo ST24 của Satramart được vinh danh ngon nhất thế giới thì người Việt đã chuyển sang mua gạo trong nước nhiều hơn.
“Trong giai đoạn khó khăn hiện nay, chúng tôi vẫn có niềm tin lớn về việc cung cấp hàng chất lượng tốt cho thị trường nội địa. Đây cũng là cách góp phần giúp người dùng đánh giá đúng hơn về hàng Việt” - ông Dũng nhấn mạnh.
Giám đốc marketing Công ty Qui Phúc Dương Thanh Đảo cũng cho hay công ty chuyên sản xuất nội ngoại thất inox và đồ nhựa. Trong khoảng hai tuần thực hiện giãn cách của đợt dịch COVID-19 đầu tiên, công ty gặp khó khăn. Song nhờ đa dạng nhóm hàng hóa phục vụ cho nhiều phân khúc khách hàng, cộng với giá cả tốt nên tình hình dần khả quan và doanh thu vẫn đạt 60%. “Đây là điều rất khích lệ của khách hàng dành cho chúng tôi” - ông Đảo nói.
Đáng chú ý, từ đầu mùa dịch COVID-19 đến nay, công ty sản xuất, cung cấp giường y tế cho các bệnh viện dã chiến. Không chỉ vậy, mỗi ngày công ty xuất khẩu từ một đến hai container các mặt hàng bàn ghế, tủ inox nhựa sang Thái Lan, Malaysia, Myanmar, Campuchia. Điều này cho thấy hàng Việt không chỉ cạnh tranh tốt tại thị trường nội địa mà còn có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Người tiêu dùng Việt ngày càng quan tâm đến hàng nội địa. Ảnh: HOÀNG GIANG
Người Việt chọn hàng nội vì an toàn, nguồn gốc rõ ràng
Đại diện Nielsen VN giải thích: Lý do khách hàng ưu tiên chọn mua hàng VN vì biết rõ nguồn gốc và mong muốn hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Việt. Dự đoán xu hướng này còn tăng mạnh trong và sau dịch COVID-19. Đó là vì người dùng ưu tiên bảo đảm sức khỏe và nguồn gốc rõ ràng.
“Điều này mang đến cơ hội cho các nhà sản xuất địa phương củng cố thông tin về nguồn gốc, xuất xứ. Tuy nhiên, các nhà cung cấp địa phương cũng cần cung cấp sản phẩm có giá trị tốt, phù hợp với nhu cầu chung của người dùng và đảm bảo sự có mặt sản phẩm trên quầy kệ” - đại diện Nielsen VN khuyến nghị.
Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Lương thực thực phẩm TP.HCM Trương Tiến Dũng thông tin: Qua trao đổi với khách hàng được biết họ ý thức việc bảo vệ sức khỏe cho gia đình nên cảm thấy yên tâm về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ hàng Việt, nhất là khi mua ở kênh hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi.
“VN đã gia nhập nhiều hiệp định thương mại tự do và mới nhất là EVFTA. Qua đó hàng Việt đã tiếp cận được các tiêu chuẩn quốc tế, xuất khẩu ra hàng trăm nước trên thế giới. Đặc biệt, bây giờ các nhà kinh doanh đã thay đổi tư duy và ý thức được rằng: Không phải cái gì ngon cũng đem đi xuất khẩu hết như trước đây, mà họ còn làm ra các sản phẩm chất lượng tốt để phục vụ người dùng trong nước. Đây là một trong những yếu tố giúp hàng Việt chiếm được niềm tin của người dùng” - ông Dũng nhấn mạnh.
Khi người tiêu dùng tìm kiếm sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm thì một thương hiệu quen thuộc, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, uy tín là cách nhanh nhất để chạm đến nhu cầu này. Sản phẩm có nguồn gốc địa phương vô cùng quan trọng ở VN và có lợi thế hơn so với các sản phẩm ít quen thuộc. Bà LOUISE HAWLEY, Tổng giám đốc Nielsen VN |
Vui nhưng đừng tự mãn
TS Đào Xuân Khương, chuyên gia tư vấn phân phối và bán lẻ, phân tích: Do ảnh hưởng dịch COVID-19 khiến việc nhập khẩu hàng hóa khó khăn, đặc biệt là hàng nhập khẩu theo đường hàng không, từ đó nguồn cung hàng nước ngoài vào VN bị giảm. Do đó, người dùng mua nhiều hàng do các công ty nội địa sản xuất.
Mặt khác, do ảnh hưởng COVID-19, khách hàng có xu hướng tiết kiệm hơn trong chi tiêu vì thu nhập bị giảm và lo lắng thu nhập bị giảm trong tương lai. Do vậy, họ có xu hướng giảm mua hàng xa xỉ, đắt tiền và ưu tiên hàng tiêu dùng thiết yếu hằng ngày và hàng Việt có ưu thế.
Từ phân tích trên, chuyên gia tư vấn phân phối và bán lẻ Đào Xuân Khương cho rằng chưa khẳng định được việc hàng nội địa đã chinh phục được người dùng và cần có thời gian chứng thực. Nhưng ngay cả với sự thay đổi ngắn hạn này (76% người Việt ưu tiên dùng hàng nội địa - PV) thì các công ty cũng nên coi đây là cơ hội tốt để tận dụng, có thể tái đầu tư và nên đầu tư gia tăng giá trị cho khách hàng. Có như vậy khách hàng mới mang lại hiệu quả trong dài hạn.
“Bất kỳ sản phẩm nào cũng có ba giá trị: Giá trị sử dụng, giá trị dịch vụ và giá trị thương hiệu. Về giá trị sản phẩm, các công ty Việt làm tốt. Nhưng giá trị dịch vụ và giá trị thương hiệu của sản phẩm thì làm chưa tốt. Nếu các công ty Việt làm tốt đồng bộ cả ba yếu tố trên thì hàng nội địa cạnh tranh tốt và ngày càng được khách hàng tin chọn” - TS Đào Xuân Khương nhấn mạnh.
Kiên trì xây dựng lòng tin với khách hàng Trong mùa dịch, mặt hàng thời trang Việt được tiêu thụ khá tốt. Chẳng hạn, ông Nguyễn Thành Vân, nhà sáng lập và Tổng giám đốc điều hành chuỗi thời trang GUMAC, cho hay: Trong đợt dịch vào đầu năm, công ty phải đóng hơn 80 cửa hàng trên toàn quốc do giãn cách xã hội. Mặt khác, sản phẩm của công ty phải cạnh tranh gay gắt với các thương hiệu quốc tế ở VN như Zara, H&M, Uniqlo… nhưng trung bình mỗi ngày công ty vẫn nhận được khoảng 3.000-4.000 đơn hàng thông qua hệ thống web và gian hàng trên sàn thương mại điện tử. “Do đó, tình hình kinh doanh của công ty không bị ảnh hưởng nhiều. Đây là kết quả của quá trình xây dựng thương hiệu, chất lượng sản phẩm, xây dựng lòng tin với khách hàng” - ông Vân cho hay. THU HÀ |
Tác giả bài viết: TÚ UYÊN
Nguồn tin: plo.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Sinh nhật hội viên tháng 11
Chúc mừng sinh nhật
-
Hội viên : VŨ THỊ HẢI YẾN
Công ty TNHH GFS Việt Nam
-
Hội viên : DƯƠNG QUỐC KHÁNH
Công ty CP CN Thiết Bị Dịch Vụ Môi Trường Ánh Thủy
-
Hội viên : NGUYỄN THỊ VÂN ANH
Công ty TNHH thương mại sản xuất nệm Kim Cương
-
Hội viên : ĐÀO MINH SÁNG
Công ty Cổ phần Giao dịch hàng hóa F.C.I
-
Hội viên : DƯƠNG QUANG NHẬT
Công Ty TNHH Thực Phẩm IZEN
-
Hội viên : NGUYỄN HOÀNG ANH
Công ty TNHH Giải Pháp Công Nghệ BCB
Hội viên mới
Hội viên : Đặng Thị Như Ý
Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ AB&W
Hội viên : Ừng A Cóng
Công ty TNHH Thực Phẫm Sức Khỏe Quang Long
Hội viên : THÁI THỊ NGỌC HƯƠNG
ROYAL APEC (HỘI AN)
Hội viên : LÊ THỊ GIÀU
Công Ty CP Thực Phẩm Bình Tây
Hội viên : NGUYỄN ANH HOÀNG XUÂN VIỆT
ROYAL APEC (SG)
Hội viên : DIỆP NGỌC KIỆT
CTY TNHH Dịch Vụ BSK
Hội viên : NGUYỄN MINH CHÁNH
Công Ty TNHH MTV Nhà Đất Cần Thơ 9999
Hội viên : TRƯƠNG CÔNG VŨ
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Năng Lượng Toàn Cầu
Video hoạt động
Bài viết xem nhiều
- Loạt tỷ phú Việt hao hụt tài sản, một người rời khỏi danh sách tỷ...
- Tập đoàn Bcons Group: Khai trương nhà mẫu Bcons City
- Tổng giám đốc WTO: Việt Nam là câu chuyện thành công về phát triển...
- Dàn 'đại bàng' quản lý khối tài sản từ 1- 500 tỷ USD kéo đến tìm...
- Beta Solution: Nhà phân phối chính thức của Donaldson và INGERSOLL...