Vì sao cuối năm, hàng trăm nghìn lao động khu vực phía Nam bỗng dưng mất việc?

Thứ hai - 28/11/2022 23:00
Hàng trăm ngàn lao động các tỉnh khu vực phía Nam đang bị mất việc, giảm giờ làm, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và đời sống dịp cuối năm.

Theo báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, báo cáo của 25 địa phương, đơn vị, ngành có người lao động bị ảnh hưởng đến việc làm do doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng, các ngành nghề bị ảnh hưởng nhiều nhất là chế biến gỗ, dệt may, da giày, điện tử, thực phẩm, dịch vụ, du lịch… Có đến 485 doanh nghiệp với 631.329 lao động bị ảnh hưởng đến việc làm. Những doanh nghiệp này chủ yếu tập trung khu vực phía Nam. Thống kê cho thấy có đến 34.563 người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động và hàng trăm nghìn lao động bị giảm giờ làm.

Hàng trăm ngàn lao động khu vực phía Nam đang bị ảnh hưởng việc làm. (Ảnh minh họa).

Hàng trăm ngàn lao động khu vực phía Nam đang bị ảnh hưởng việc làm. (Ảnh minh họa).

Đại diện Liên đoàn lao động TP.HCM cho biết, do ảnh hưởng tình hình thế giới, nhiều doanh nghiệp trong nước không có đơn hàng mới, hoặc giảm đơn hàng, nhất là ngành chế biến gỗ, da, giày, dệt, may... Nhiều doanh nghiệp buộc phải giảm giờ làm, không tăng ca, cho công nhân nghỉ việc luân phiên, ứng phép năm 2023, tạm hoãn, chấm dứt HĐLĐ.

Theo số liệu của Liên đoàn lao động TP.HCM, hiện nay đã có 155 doanh nghiệp với hơn 50.150 người lao động trên địa bàn bị ảnh hưởng. Thu nhập của người lao động bị giảm sâu, doanh nghiệp khó khăn, dự báo Tết năm nay, có những doanh nghiệp sẽ không có tiền thưởng Tết, lương tháng 13...

Tại TP.HCM, đã có gần 48.700 đơn vị nợ BHXH, BHYT nên khi người lao động bị chấm dứt hợp đòng lao động sẽ không chốt sổ BHXH, thêm tình hình nợ tín dụng đen, lừa đảo trong lao động… dự báo tình hình quan hệ lao động trên địa bàn TPHCM từ nay cho đến hết quý 1/2023 tiềm ẩn nhiều phức tạp.

Ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết, hiện tại chưa ghi nhận phản hồi từ các doanh nghiệp tại Hà Nội về tình trạng cắt giảm lao động, tuy nhiên, tại một số tỉnh thành phố phía Nam có hiện tượng doanh nghiệp phải cho công nhân nghỉ hàng loạt. Nguyên nhân có thể do thiếu đơn hàng hoặc nguyên vật liệu. Bên cạnh đó, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động như lạm phát tại Mỹ, Châu Âu khiến các đơn hàng xuất khẩu sang các nước này bị ảnh hưởng.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học – Lao động và Xã hội cũng cho rằng, đây là giai đoạn phục hồi của thị trường lao động, nhiều doanh nghiệp vẫn chịu ảnh hưởng tiêu cực sau đại dịch. Dự báo, thị trường lao động sẽ chịu tác động theo hướng xấu trong thời gian tới. Để giảm bớt những chi phí, doanh nghiệp vẫn có thể sẽ cắt giảm phúc lợi, tiền lương và hợp đồng lao động trong thời gian tới.

Theo bà Hương, các cơ quan quản lý cần có giải pháp ngắn hạn và dài hạn để hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, đẩy mạnh việc thông tin về thị trường lao động, giới thiệu việc làm cho lao động mất việc và tư vấn cho doanh nghiệp giải quyết chính sách cho người lao động.

Ông Lê Quang Trung, nguyên Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB-XH) cho rằng, việc các doanh nghiệp bị giảm đơn hàng, nhiều lao động mất việc là điều mà các doanh nghiệp và người lao động đều không mong muốn. Để giải quyết tình trạng này, các doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm nguồn hàng để bố trí việc làm cho người lao động, tăng cường đào tạo nghề dự phòng nhằm giữ chân người lao động. Đặc biệt các doanh nghiệp cần có kế hoạch chuẩn bị, sắp xếp, bố trí nhân sự khi tiếp nhận các đơn hàng trong thời gian tới. Trong trường hợp doanh nghiệp không thể giải quyết được vấn đề việc làm, buộc phải cắt giảm việc làm, thì cần thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Trong đó, các Sở LĐ-TB-XH cần hướng dẫn doanh nghiệp giải quyết các chính sách hỗ trợ cho người lao động mất việc, đặc biệt là tiền lương, phúc lợi xã hội, chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

Các Trung tâm dịch vụ việc làm cần tăng cường thông tin về thị trường lao động, hỗ trợ giới thiệu việc làm cho lao động mất việc và tư vấn cho doanh nghiệp giải quyết chính sách cho người lao động. Đặc biệt, các trung tâm cần nắm vững thông tin thị trường lo động để giải quyết sớm việc làm cho người lao động trong lúc khó khăn.

Trong bối cảnh bị cắt giảm đơn hàng, người lao động cũng cần nhận thức đầy đủ, biết rõ quyền, trách nhiệm của mình, đặc biệt là chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Để có việc làm bền vững, trong thời gian này, người lao động cũng cần chủ động học thêm nghề, trang bị kiến thức, đồng thời chủ động tới các Trung tâm dịch vụ việc làm để được tư vấn, giới thiệu việc làm phù hợp./.

Nguyễn Trang/VOV.VN

Nguồn tin: vov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Sinh nhật hội viên tháng 01

Chúc mừng sinh nhật

Chúc mừng sinh nhật

  • NGUYỄN VĂN NAM

    Hội viên : NGUYỄN VĂN NAM

    CÔNG TY TNHH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ & QC VINAEVENT

Hội viên mới

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây