Xuất nhập khẩu Việt Nam tăng 5 lần so với thời điểm gia nhập WTO

Thứ tư - 28/04/2021 02:21
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay đã tăng 37 lần so với thời điểm Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995 và tăng 5 lần so với thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào năm 2007...
Phiên rà soát chính sách thương mại lần thứ 2 của Việt Nam giai đoạn 2014 - 2019 trong khuôn khổ WTO
Phiên rà soát chính sách thương mại lần thứ 2 của Việt Nam giai đoạn 2014 - 2019 trong khuôn khổ WTO

Đó là thông tin được công bố tại phiên rà soát chính sách thương mại lần thứ 2 của Việt Nam giai đoạn 2014 - 2019 (Phiên TPR) trong khuôn khổ WTO. Phiên rà soát này diễn ra dưới hình thức trực tuyến từ ngày 27 và 29/4/2021 tại Hà Nội.

Theo quy định hiện hành của WTO, Việt Nam nằm trong số các thành viên phải rà soát chính sách thương mại với chu kỳ là 7 năm/lần. Phiên rà soát chính sách thương mại lần đầu tiên của Việt Nam đã diễn ra vào năm 2013 tại Giơnevơ, Thụy Sỹ.

Về phía Việt Nam, Phiên TPR do Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh chủ trì. Phía WTO, bà Athaliah Lesiba Molokomme, Đại sứ Botswana chủ trì.

Bà Lesiba Molokomme đánh giá cao các thành tựu kinh tế mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời hoan nghênh việc Việt Nam đã trả lời phần lớn trong số 850 câu hỏi từ 31 thành viên WTO trong thời gian ngắn.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho rằng, Việt Nam đã đạt được những kết quả rất tích cực, nổi trội kể từ Phiên TPR lần đầu vào năm 2013. Như các kết quả về xuất nhập khẩu, tăng trưởng và cải cách kinh tế, cũng như định hướng xây dựng và thực thi chính sách liên quan đến thương mại trong thời gian tới.

Số liệu thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay đã tăng 170 lần so với thời điểm Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới vào năm 1986, tăng 37 lần so với thời điểm Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995 và tăng 5 lần so với thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào năm 2007.

Báo cáo Rà soát Thống kê Thương mại Thế giới năm 2020 của WTO cũng đã ghi nhận, trong số 50 nước có nền thương mại hàng hóa lớn nhất thế giới, Việt Nam có mức tăng trưởng lớn nhất khi dịch chuyển từ vị trí thứ 39 vào năm 2009 lên vị trí thứ 23 vào năm 2019.

“Những con số này cho thấy độ mở của nền kinh tế Việt Nam cũng như tính nghiêm túc trong việc thực thi các cam kết quốc tế kể từ khi gia nhập WTO”, ông Khánh nhấn mạnh; đồng thời khẳng định: "Chính phủ Việt Nam quyết tâm tiếp tục quá trình hội nhập toàn diện, sâu rộng, cải cách kinh tế, thực hiện các chính sách phát triển kinh tế gắn với việc thực thi đầy đủ và tuân thủ các cam kết quốc tế".

Trong phiên thảo luận, các thành viên WTO đã quan tâm, đưa ra các câu hỏi về môi trường kinh tế Việt Nam, thể chế thương mại và đầu tư, các chính sách thương mại về quy định hải quan, thuế xuất nhập khẩu ưu đãi, phòng vệ thương mại, các biện pháp SPS, TBT, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ. Cũng như chính sách phát triển một số ngành trọng điểm như nông nghiệp, thủy sản, năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ viễn thông…

Hương Loan

Nguồn tin: vneconomy.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Sinh nhật hội viên tháng 09

Chúc mừng sinh nhật

Chúc mừng sinh nhật

  • LÊ NGỌC THẮNG

    Hội viên : LÊ NGỌC THẮNG

    Công ty CP TM Sự Kiện Truyền Thông HD

  • NGÔ QUỐC HÙNG

    Hội viên : NGÔ QUỐC HÙNG

    Công Ty TNHH Thiết Bị Công Nghệ Sản Xuất Kem Đại Việt á

Hội viên mới

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây