ADB: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam phục hồi ở mức 6,7%

Thứ tư - 28/04/2021 01:30
TCDN - Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tăng trưởng kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi ở mức 6,7% trong năm nay bất chấp sự bùng phát trở lại của đại dịch COVID-19 ở các quốc gia lân cận, và tăng lên 7,0% trong năm 2022.
ADB nhận định tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 đạt 6,7%.

ADB nhận định tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 đạt 6,7%.

Sáng 28/4, Văn phòng Cơ quan Đại diện Thường trú ADB tại Việt Nam tổ chức Họp báo công bố Báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á 2021 (Asian Development Outlook 2021).

Báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2021 nhận định rằng tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ được thúc đẩy bởi ngành công nghiệp chế biến chế tạo định hướng xuất khẩu, tăng đầu tư và mở rộng thương mại. Đà tăng trưởng được dự báo sẽ tiếp tục, nhờ các chương trình cải cách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và sự tham gia của Việt Nam vào nhiều hiệp định thương mại tự do với hầu hết các nền kinh tế phát triển. Giá dầu thế giới và tiêu dùng nội địa cùng gia tăng, dự kiến sẽ đẩy tỉ lệ lạm phát lên 3,8% trong năm nay và 4,0% trong năm 2022.

Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam Andrew Jeffries nhận định: “Tiêu dùng nội địa trì trệ và sức cầu bên ngoài yếu do đại dịch COVID-19 làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm ngoái, nhưng đà tăng trưởng vẫn tiếp tục mạnh trong năm nay và năm sau, nhờ thành công của Việt Nam trong việc kiểm soát sự lây lan của virus. Nhưng năm nay và năm sau vẫn còn nhiều rủi ro đáng kể, trong đó có sự trở lại của các biến thể virus corona mới và sự chậm trễ trong chương trình vắc-xin của chính phủ”.

Kinh tế Việt Nam hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ.

Kinh tế Việt Nam hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ.

Ông Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia kinh tế trưởng, ADB tại Việt Nam cho rằng, kinh tế Việt Nam sẽ quay trở lại mức tăng trưởng 6,7% trong năm nay, bất chấp sự tái xuất hiện của các ca nhiễm COVID-19 ở một số nước châu Á và sẽ tiếp tục tăng lên 7,0% trong năm 2022. Trong đó, chế tạo chế biến hàng xuất khẩu, đầu tư và mở rộng hoạt động thương mại sẽ là những động lực tăng trưởng chính.

“Tuy nhiên, rủi ro chủ yếu của tăng trưởng vẫn xuất phát từ dịch bệnh. Các ca nhiễm COVID-19 mới cho thấy còn mất nhiều thời gian để khắc phục dịch bệnh và kế hoạch tiêm vắc-xin mới ở giai đoạn đầu”, ông Cường nhấn mạnh.

Báo cáo còn nhận định rằng Việt Nam có thể duy trì tăng trưởng bao trùm bằng cách làm dịu đi tác động của đại dịch đối với nghèo đói và thu nhập. Báo cáo kêu gọi chính phủ áp dụng một chiến lược bền vững, dài hạn để giúp đỡ cho sinh kế của người nghèo và người dễ bị tổn thương thông qua những biện pháp như đào tạo nghề và cải thiện tiếp cận với tín dụng vi mô cho các doanh nghiệp mới.

Thanh Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Sinh nhật hội viên tháng 11

Chúc mừng sinh nhật

Chúc mừng sinh nhật

Hội viên mới

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây