Công ty Facebook đổi tên thành Meta: Rủi ro và cơ hội
Công ty Facebook đổi tên thành Meta
Cuối tuần trước, Facebook Inc. - công ty mẹ sở hữu mạng xã hội cùng tên và các ứng dụng “đình đám” khác như Instagram và WhatsApp - đã gây bất ngờ cho hàng triệu người dân trên thế giới khi tuyên bố sẽ đổi tên thành Meta.
Cái tên mới phản ánh tham vọng ngày một lớn của công ty này hướng tới thế giới Internet metaverse (vũ trụ ảo), vượt khỏi phạm vi của mạng xã hội hiện tại.
Nhưng có lẽ không phải ai cũng biết rằng, động thái mới của Facebook không phải là hiếm gặp, và công ty này chỉ “điền” thêm tên mình vào danh sách dài các công ty lớn khác đã từng “thay tên đổi họ” với nỗ lực làm mới chính mình trong nhiều năm qua.
Giám đốc điều hành (CEO) Facebook (giờ là Meta) Mark Zuckerberg, đã nói trong bài đăng trên blog của mình: “Thương hiệu hiện tại có thể không đại diện cho tất cả những gì chúng ta làm ngày hôm nay, chưa nói đến tương lai và nó cần phải thay đổi.”
Việc đổi tên công ty thành Meta là nhằm củng cố vị thế "gã khổng lồ" truyền thông xã hội về metaverse, thứ mà ông Zuckerberg coi là tương lai của Internet. Chiến lược thay đổi tên thương hiệu của một công ty đôi khi mang lại hiệu quả không ngờ tới, nhưng đôi khi lại không thực sự thành công như kỳ vọng. Lịch sử đã chứng mình điều đó.
Valujet đổi tên thành Airtran
Hãng AirTran được thành lập năm 1992 với mục tiêu trở thành một hãng hàng không giá rẻ, tên gọi ban đầu là ValuJet Airlines.
(Nguồn: Getty Images)
Sau đó hãng mua lại AirTran Airways vào năm 1997 và đổi thành tên Airtran như hiện nay sau vụ tai nạn của chuyến bay số 592 tại Florida khiến 110 người thiệt mạng.
Tuy nhiên, hoạt động của hãng hàng không này không khởi sắc hơn sau việc đổi tên này. Airtran buộc phải bán lại cho Southwest Airlines vào năm 2011 và ngừng hoạt động hoàn toàn vào năm 2014.
Andersen Consulting "biến hình" thành Accenture
Andersen Consulting là một công ty tư vấn thành công tách từ Arthur Andersen, từng là một trong 5 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.
Sự xích mích với công ty mẹ đã dẫn đến một "cuộc chiến" pháp lý và Andersen Consulting không thể sử dụng tên Andersen một cách hợp pháp, vì vậy nó được đổi tên thành Accenture.
Tuy nhiên, việc đổi tên công ty này lại có phần may mắn khi Arthur Andersen bị phát hiện có hành vi phạm tội liên quan tới việc thực hiện kiểm toán tập đoàn năng lượng Enron, dẫn tới 85.000 người mất việc làm.
Mặc dù sau đó, Tòa án Tối cao Mỹ đã gỡ bỏ cáo buộc, nhưng Arthur Andersen đã không thể hoạt động trở lại.
Google "thay áo" thành Alphabet
Vào năm 2015, “gã khổng lồ” tìm kiếm trên Internet Google, được định giá hơn 400 tỷ USD, đã thông báo rằng họ sẽ đổi tên thành Alphabet, một công ty công nghệ.
Larry Page, cựu Giám đốc điều hành của Google đã giải thích về sự thay đổi này: “Alphabet chủ yếu là một tập hợp các công ty.” Công ty mẹ này sẽ có tầm nhìn dài hạn và cải thiện “tính minh bạch và giám sát” trong hoạt động của mình.
(Nguồn: DW)
Động thái này vừa giúp mảng kinh doanh Internet của Google trở nên độc lập, vừa giúp nhà đầu tư nhìn rõ hơn những kế hoạch đầy tham vọng của một Google muốn tiến sâu hơn vào những lĩnh vực mới.
Brown Telephone Company "hóa thân" thành Sprint
Công ty viễn thông và điều hành mạng di động lớn thứ ba ở Mỹ Sprint-Nextel Corporation như chúng ta biết đến ngày nay đã từng có rất nhiều bước ngoặt trong lịch sử phát triển của mình.
Ban đầu, công ty thành lập năm 1898 dưới cái tên Brown Telephone Company. Năm 1938, sau khi thoát khỏi khủng hoảng tài chính, Brown đã đổi tên công ty thành United Utilities. Công ty sau đó đã có nhiều bước tiến vững chắc, đến 1972, và đổi tên thành United Telecommunications.
Việc quyết định chọn Sprint hiện nay bắt nguồn từ cụm từ viết tắt của Southern Pacific Railroad Intelligent Network of Telecommunications.
Priceline Group đổi tên thành Bookings Holdings
The Priceline Group là công ty du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới, sở hữu nhiều thương hiệu như Booking.com, Kayak, Agoda, Rentalcars, Priceline, Opentable. Trong các công ty trực thuộc, Booking.com là thương hiệu lớn nhất của Priceline, lớn hơn nhiều so với các thương hiệu khác.
Thương hiệu Priceline nổi tiếng ở Mỹ và khu vực Bắc Âu, tuy nhiên bên ngoài nước Mỹ, nhiều người chỉ biết đến Booking.com. Việc thay đổi tên công ty nhằm giúp cho công ty phát triển tốt hơn cũng như khẳng định tầm quan trọng của Booking.com.
Sự thay đổi tên cũng là động thái hợp lý trong chiến dịch phát triển của The Priceline Group trên toàn cầu, bởi thường hiệu Booking.com phổ biến hơn, đồng thời giúp cho công ty cạnh tranh tốt hơn với Expedia Inc cũng như là Airbnb hay Google./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)
Nguồn tin: www.vietnamplus.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Sinh nhật hội viên tháng 09
Chúc mừng sinh nhật
-
Hội viên : LÊ NGỌC THẮNG
Công ty CP TM Sự Kiện Truyền Thông HD
-
Hội viên : NGÔ QUỐC HÙNG
Công Ty TNHH Thiết Bị Công Nghệ Sản Xuất Kem Đại Việt á
Hội viên mới
Hội viên : Đặng Thị Như Ý
Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ AB&W
Hội viên : Ừng A Cóng
Công ty TNHH Thực Phẫm Sức Khỏe Quang Long
Hội viên : THÁI THỊ NGỌC HƯƠNG
ROYAL APEC (HỘI AN)
Hội viên : LÊ THỊ GIÀU
Công Ty CP Thực Phẩm Bình Tây
Hội viên : NGUYỄN ANH HOÀNG XUÂN VIỆT
ROYAL APEC (SG)
Hội viên : DIỆP NGỌC KIỆT
CTY TNHH Dịch Vụ BSK
Hội viên : NGUYỄN MINH CHÁNH
Công Ty TNHH MTV Nhà Đất Cần Thơ 9999
Hội viên : TRƯƠNG CÔNG VŨ
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Năng Lượng Toàn Cầu
Video hoạt động
Bài viết xem nhiều
- Loạt tỷ phú Việt hao hụt tài sản, một người rời khỏi danh sách tỷ...
- Đại học Nam Cần Thơ đào tạo hàng chục ngàn nhân lực tại vùng Đồng...
- Tập đoàn Bcons Group: Khai trương nhà mẫu Bcons City
- Tổng giám đốc WTO: Việt Nam là câu chuyện thành công về phát triển...
- Dàn 'đại bàng' quản lý khối tài sản từ 1- 500 tỷ USD kéo đến tìm...