Gỡ khó logistics, tạo thuận lợi xuất khẩu sang châu Âu, châu Mỹ
Những năm qua, ngành logistics tăng trưởng trung bình 14-16%/năm. Đến nay, cả nước có khoảng 30.000 doanh nghiệp logistics (khoảng 5.000 doanh nghiệp chuyên nghiệp). Mới đây, Ngân hàng Thế giới xếp Việt Nam đứng thứ 39/160 quốc gia trên thế giới, đứng thứ 3/10 quốc gia khu vực Đông Nam Á về chỉ số hoạt động logistics.
Tuy nhiên, ngành Logistics Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế như chi phí dịch vụ cao, thiếu cơ sở hạ tầng, kho bãi, thiết bị, nhân lực.
Khu vực châu Âu, châu Mỹ là những đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Việc ùn tắc trên các tuyến vận tải container từ năm 2020 đến nay, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường này.
Ông Bùi Huy Sơn, Tham tán công sứ, thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết, không chỉ đường hàng hải, tắc nghẽn hàng hóa còn lan sang kênh vận tải đường bộ, hàng không. Đặc biệt, sự gia tăng hoạt động thương mại điện tử, xuất khẩu đơn hàng nhỏ khiến tắc nghẽn tại các cảng tăng cao.
Trước thực trạng trên, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp cần chủ động ký hợp đồng với đối tác vận tải lớn, có tiềm lực để bảo đảm vận chuyển hàng hóa tốt nhất, nhanh nhất.
Ông Rolando E.Alvarez Viera, Phó Chủ tịch Liên đoàn các hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế, cho rằng Chính phủ, doanh nghiệp cũng như hãng tàu cần tìm phương án số hóa, tự động hóa quy trình logistics và xây dựng cơ chế một cửa đối với giao dịch thương mại.
Đặc biệt, theo ông Rolando E.Alvarez Viera, cần triển khai chiến lược “gần bờ”, như bán sản phẩm sang Bắc Âu thì đặt trung tâm phân phối gần Đức hay cảng Rotterdam (Hà Lan); bán sản phẩm sang Nam Âu thì đặt ở Tây Ban Nha; bán hàng sang Nam Mỹ thì Uruguay, Brazil sẽ là nơi đặt trung tâm phân phối thuận tiện nhất… Các trung tâm phân phối này cần bảo đảm kết nối logistics thuận tiện nhất giữa các quốc gia.
Các đại biểu tham gia hội thảo cũng nêu nhiều giải pháp khắc phục những điểm nghẽn logistics Việt Nam như đầu tư phát triển vận tải đa phương thức, trọng tâm là vận tải đường sắt và đường thủy nội địa; thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong ngành logistics, nắm bắt cơ hội phát triển xuất khẩu thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới.
Lam Giang
Nguồn tin: hanoimoi.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Sinh nhật hội viên tháng 09
Chúc mừng sinh nhật
-
Hội viên : LÊ NGỌC THẮNG
Công ty CP TM Sự Kiện Truyền Thông HD
-
Hội viên : NGÔ QUỐC HÙNG
Công Ty TNHH Thiết Bị Công Nghệ Sản Xuất Kem Đại Việt á
Hội viên mới
Hội viên : Đặng Thị Như Ý
Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ AB&W
Hội viên : Ừng A Cóng
Công ty TNHH Thực Phẫm Sức Khỏe Quang Long
Hội viên : THÁI THỊ NGỌC HƯƠNG
ROYAL APEC (HỘI AN)
Hội viên : LÊ THỊ GIÀU
Công Ty CP Thực Phẩm Bình Tây
Hội viên : NGUYỄN ANH HOÀNG XUÂN VIỆT
ROYAL APEC (SG)
Hội viên : DIỆP NGỌC KIỆT
CTY TNHH Dịch Vụ BSK
Hội viên : NGUYỄN MINH CHÁNH
Công Ty TNHH MTV Nhà Đất Cần Thơ 9999
Hội viên : TRƯƠNG CÔNG VŨ
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Năng Lượng Toàn Cầu
Video hoạt động
Bài viết xem nhiều
- Loạt tỷ phú Việt hao hụt tài sản, một người rời khỏi danh sách tỷ...
- Đại học Nam Cần Thơ đào tạo hàng chục ngàn nhân lực tại vùng Đồng...
- Tập đoàn Bcons Group: Khai trương nhà mẫu Bcons City
- Tổng giám đốc WTO: Việt Nam là câu chuyện thành công về phát triển...
- Dàn 'đại bàng' quản lý khối tài sản từ 1- 500 tỷ USD kéo đến tìm...