Biển Đông: Chuyên gia bàn chuyện ngăn mưu đồ của Trung Quốc
Trước hàng loạt động thái leo thang căng thẳng do Trung Quốc (TQ) tiến hành ở Biển Đông nói riêng và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nói chung, Đại tá Raul Pedrozo, cựu cố vấn pháp lý thuộc Bộ tư lệnh Thái Bình Dương, hải quân Mỹ, nói với Pháp Luật TP.HCM: Các nước ở Biển Đông phải phối hợp với nhau và hợp tác với các cường quốc bên ngoài để đối phó TQ.
Trung Quốc muốn giải quyết hai nỗi lo
TS Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) trong bài viết dành cho Viện NIICE vào giữa tháng 4 đã nhận định: TQ vẫn duy trì các hoạt động quân sự căng thẳng ở khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bất chấp đây là nơi khởi đầu của đại dịch COVID-19 đang lan rộng toàn cầu.
“Đại dịch COVID-19 gần như không ảnh hưởng đáng kể đến các mục tiêu của TQ cũng như các nỗ lực của nước này nhằm xử trí hai mối quan ngại về an ninh được ưu tiên” - TS Satoru Nagao nhận định. Theo đó, lo lắng thứ nhất của TQ là việc phòng thủ tại các khu vực ven biển. Nhiều TP và khu công nghiệp chạy dọc theo bờ biển chính là động lực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế TQ. Để ngăn các đối thủ tiếp cận hệ thống hạ tầng quan trọng ven biển, Bắc Kinh đã và đang triển khai các lực lượng quân sự và xây đảo nhân tạo phi pháp.
Quan trọng hơn, TQ không chỉ ngăn cản các nước đối thủ tiếp cận các bờ biển gần đại lục, như biển Hoa Đông, gần Đài Loan, Biển Đông, mà còn đẩy mạnh các hoạt động quân sự đến tận các vùng biển gần Hawaii - nơi có đông đảo lực lượng quân đội của Mỹ đồn trú. “Đáng lo ngại là TQ có thể đang tìm cách triển khai vũ khí hạt nhân ở Biển Đông” - TS Satoru Nagao nhận định. Phía Bắc Kinh có thể nghĩ rằng việc triển khai các tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân ở Biển Đông sẽ khiến Mỹ lo ngại, hành xử thận trọng để tránh xung đột leo thang thành chiến tranh hạt nhân.
Lo lắng thứ hai của TQ chính là khả năng dễ bị tổn thương của tuyến đường biển TQ, vốn đã được nhắc đến từ thời Chủ tịch TQ Hồ Cẩm Đào. Giới quan sát gọi đó là tình thế “tiến thoái lưỡng nan Malacca”, ám chỉ sự phụ thuộc của nền kinh tế lẫn địa chính trị của TQ đối với eo biển Malacca chật hẹp và phức tạp. Cụ thể, sự phát triển của nền kinh tế TQ phụ thuộc vào các tuyến đường giao thông trên biển (SLOC) băng qua eo biển Malacca do Mỹ kiểm soát. Chỉ cần Mỹ phong tỏa eo biển này, các hoạt động kinh tế của TQ ở đó sẽ bị đình trệ.
Chính vì thế, TS Satoru Nagao cho rằng: “Để giảm thiểu rủi ro nói trên, TQ đã tạo ra các tuyến đường biển vận chuyển năng lượng và giao thương mới: Trung Đông - Pakistan - TQ, Trung Đông - Myanmar - TQ và các tuyến đường khác”. Thế nhưng TQ vẫn còn lo lắng về các tuyến hàng hải ở Ấn Độ Dương. Để chống lại khả năng Mỹ và Ấn Độ sẽ tấn công TQ ở đây, Bắc Kinh thiết lập sự hiện diện ở Nam Á.
Vì vậy, TQ xây cảng ở Sri Lanka và tại các quốc gia tiếp giáp Ấn Độ Dương, điển hình như Pakistan, Bangladesh và Myanmar. Cả Mỹ và Ấn Độ thường gọi đây là chiến lược “chuỗi ngọc trai”, trong khi TQ nói rằng các dự án cảng biển này là một phần trong Sáng kiến Vành đai và Con đường mà Bắc Kinh lãnh đạo. Để bảo vệ các tuyến đường hàng hải mà TQ muốn lập ra, nước này triển khai quân đội ra biển, đồng thời xây dựng các căn cứ quân sự, củng cố hiện diện các đội tàu chiến.
Hải quân Mỹ cần phối hợp các nước khu vực đảm bảo tự do hàng hải trước thách thức từ Trung Quốc. Trong ảnh: Hải quân Mỹ bên tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Wayne E.Meyer (DDG-108). Ảnh: AFP
Ứng phó với Trung Quốc
Để bảo vệ các lợi ích của mình, TQ rõ ràng đang thờ ơ, thậm chí xâm phạm lợi ích của quốc gia khác. Đại tá Raul Pedrozo, cựu cố vấn pháp lý thuộc Bộ tư lệnh Thái Bình Dương, hải quân Mỹ, cho rằng không một quốc gia đơn lẻ nào trong khu vực có thể chống chọi với TQ, xét ở khía cạnh kinh tế lẫn quân sự.
“Thật khó để các quốc gia Đông Nam Á tham gia vào cuộc chiến không cân sức với TQ, điển hình như các hoạt động nằm trong phạm vi vùng xám (không leo thang đến mức chiến tranh - PV) mà đội tàu hải cảnh và dân quân biển của TQ gây ra. Bởi lẽ, TQ sẽ dùng các lực lượng có sức sát thương để bảo vệ các hoạt động của họ… Nếu các quốc gia Đông Nam Á muốn đối phó thành công các yêu sách phi pháp và hành xử hung hăng của TQ, họ buộc phải hợp sức với nhau” - Đại tá Pedrozo nhận định.
Đối với các cường quốc như Mỹ, ông Pedrozo cũng cho rằng họ cũng không thể “đơn thân độc mã” buộc TQ phải thay đổi hành vi. Muốn ép TQ phải tuân theo luật chơi chung, các quốc gia trong khu vực phải vào cuộc cùng với các cường quốc khác (như Mỹ, Nhật Bản, Úc, EU, Ấn Độ,...) phải phối hợp hành động. “Ví dụ, chẳng có ích lợi gì khi một quốc gia Đông Nam Á lên tiếng phàn nàn các hoạt động (hợp pháp) của Mỹ tại Biển Đông nhưng sau đó lại im lặng vì sợ bị TQ trả đũa kinh tế khi chính quyền Bắc Kinh có hành xử ác ý” - Đại tá Pedrozo nhấn mạnh.
Việt Nam phản đối Trung Quốc ra lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông VN có đủ bằng chứng lịch sử, cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế. Là quốc gia ven Biển Đông và thành viên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), VN có chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán tại các vùng biển mà VN xác lập phù hợp công ước, đồng thời được hưởng những quyền lợi hợp pháp khác tại các vùng biển này dựa theo quy định của công ước. VN bác bỏ quyết định đơn phương của phía TQ (về việc TQ ban hành thông báo cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ ngày 1-5 đến 16-8 và triển khai biện pháp thực thi thông báo này - PV). Trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay, VN đề nghị phía TQ không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN LÊ THỊ THU HẰNG phát biểu hôm 8-5 |
Gợi ý về giải pháp cho các nước khu vực, Đại tá Pedrozo cho rằng các nước Đông Nam Á có thể cân nhắc việc đơn phương hoặc phối hợp kiện TQ ra Tòa Trọng tài, điều mà Philippines đã từng thực hiện dựa vào Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). “Rất tiếc là Philippines đến nay vẫn chưa sẵn sàng tận dụng phán quyết của Tòa Trọng tài (năm 2016) trong vụ kiện TQ. Tuy nhiên, các nước khác, như Malaysia, Việt Nam (VN), có thể tiến hành một vụ kiện tương tự lên Tòa Trọng tài theo UNCLOS” - Đại tá Pedrozo gợi ý.
Đại tá Pedrozo còn đề xuất năm giải pháp khác. Theo đó, các nước nên: (1) Thực hiện các chương trình tuần tra chung giữa VN, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia để bảo vệ các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ ở Biển Đông; (2) Tăng cường chia sẻ thông tin giữa các thành viên ASEAN để nâng cao nhận thức về việc quản trị hàng hải trong EEZ, đồng thời giúp các nước có thể phản ứng nhanh hơn trước sự xâm chiếm của TQ vào các vùng biển của các nước.
Ngoài ra, các nước cần (3) Gia tăng sự phản đối công khai và rộng rãi đối với các yêu sách chủ quyền và hàng hải phi pháp, cũng như các hành vi ác ý của TQ ở Biển Đông; (4) Công bố các hành xử của TQ vi phạm Quy tắc Phòng ngừa đâm va trên biển (COLREGS) và Công ước An toàn sinh mạng trên biển (SOLAS) cho Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO); những vi phạm của TQ đối với UNCLOS lên Liên Hợp Quốc.
Cuối cùng, ASEAN nên xem xét (5) Công khai khuyến khích và tạo điều kiện cho sự hiện diện liên tục của quân đội cũng như các chương trình tuần tra tự do hàng hải của Mỹ và các quốc gia khác (như Úc, Nhật Bản, Pháp, Anh, Ấn Độ) tại Biển Đông.
Nhiều động thái nguy hiểm từ Trung Quốc Từ ngày 4-3 đến 4-4, mỗi ngày TQ đều điều động các tàu hải cảnh đi xung quanh đảo Senkaku của Nhật Bản (mà TQ gọi là Điếu Ngư). Cũng trong giai đoạn hai tháng vừa qua, TQ tiến hành hàng loạt động thái leo thang: Tàu hải cảnh TQ bắn một phát súng và đâm vào một tàu cảnh sát biển của Đài Loan gần quần đảo Kim Môn (Kinmen); đâm chìm tàu cá VN ở gần quần đảo Hoàng Sa; vận hành hai trạm nghiên cứu khoa học, thành lập hai đơn vị hành chính quận, đảo, đặt tên chính thức nhiều thực thể ở Biển Đông. Thậm chí ở Ấn Độ Dương, TQ cũng triển khai khoảng 12 tàu lặn không người lái, phục vụ cho các tàu ngầm của nước này tại khu vực. Tháng 2-2020, bốn tàu chiến của hải quân TQ, trong đó có tàu khu trục Type 052D và một tàu tiếp nhiên liệu, đã di chuyển đến khu vực cách bờ biển Hawaii 300 km. “Vị trí di chuyển của tàu 052D là đặc biệt đe dọa, bởi vì nó có trang bị tên lửa hành trình YJ-18, vốn có tầm bắn lên đến 500 km, có nhằm vào các bộ chỉ huy trực thuộc Bộ tư lệnh Thái Bình Dương (đặt tại Hawaii)” - TS Satoru Nagao viết. |
Tác giả bài viết: ĐỖ THIỆN
Nguồn tin: plo.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Sinh nhật hội viên tháng 12
Chúc mừng sinh nhật
-
Hội viên : NGÔ TRUNG QUÂN
Công Ty TNHH SX TM Đại Việt Hương
-
Hội viên : TRƯƠNG CÔNG VŨ
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Năng Lượng Toàn Cầu
-
Hội viên : TRẦN TRÚC PHƯƠNG
Trung tâm Tư vấn Đào tạo Phát triển Kinh tế
-
Hội viên : NGUYỄN VĂN HỘI
Công Ty Bohemia Sài Gòn Liên Doanh
-
Hội viên : NGUYỄN MINH TÚ THỊNH
Công Ty TNHH Thương Mại Xây Dựng Xuất Nhập Khẩu T&T
-
Hội viên : LƯU VÂN GIANG
Công Ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Kim Dư Việt Nam
-
Hội viên : PHẠM THỊ HÒA
Công Ty TNHH Thịnh Hòa
-
Hội viên : NGUYỄN SA LINH
Văn phòng Luật sư Gia Linh
-
Hội viên : NGUYỄN MINH CHÁNH
Công Ty TNHH MTV Nhà Đất Cần Thơ 9999
-
Hội viên : DIỆP NGỌC KIỆT
CTY TNHH Dịch Vụ BSK
-
Hội viên : NGUYỄN ANH HOÀNG XUÂN VIỆT
ROYAL APEC (SG)
-
Hội viên : LÊ THỊ GIÀU
Công Ty CP Thực Phẩm Bình Tây
-
Hội viên : THÁI THỊ NGỌC HƯƠNG
ROYAL APEC (HỘI AN)
-
Hội viên : Ừng A Cóng
Công ty TNHH Thực Phẫm Sức Khỏe Quang Long
-
Hội viên : PHẠM VĂN ĐIỆN
Công Ty Truyền thông Sự kiện Du lịch HASA
-
Hội viên : PHAN ĐÌNH THỌ
Công Ty TNHH MTV TM Phan Lê
-
Hội viên : NGUYỄN THỊ GƯƠNG
Công Ty TNHH Diva Shoes
Hội viên mới
Hội viên : Đặng Thị Như Ý
Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ AB&W
Hội viên : Ừng A Cóng
Công ty TNHH Thực Phẫm Sức Khỏe Quang Long
Hội viên : THÁI THỊ NGỌC HƯƠNG
ROYAL APEC (HỘI AN)
Hội viên : LÊ THỊ GIÀU
Công Ty CP Thực Phẩm Bình Tây
Hội viên : NGUYỄN ANH HOÀNG XUÂN VIỆT
ROYAL APEC (SG)
Hội viên : DIỆP NGỌC KIỆT
CTY TNHH Dịch Vụ BSK
Hội viên : NGUYỄN MINH CHÁNH
Công Ty TNHH MTV Nhà Đất Cần Thơ 9999
Hội viên : TRƯƠNG CÔNG VŨ
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Năng Lượng Toàn Cầu
Video hoạt động
Bài viết xem nhiều
- Loạt tỷ phú Việt hao hụt tài sản, một người rời khỏi danh sách tỷ...
- Tập đoàn Bcons Group: Khai trương nhà mẫu Bcons City
- Tổng giám đốc WTO: Việt Nam là câu chuyện thành công về phát triển...
- Dàn 'đại bàng' quản lý khối tài sản từ 1- 500 tỷ USD kéo đến tìm...
- Xe Khách Petro Bình Phước - Limousine Bình Phước