Doanh nghiệp chủ động đơn hàng đầu năm

Thứ ba - 20/12/2022 00:13
Trước biến động của thị trường thế giới, nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước buộc phải chủ động thích ứng, xây dựng chiến lược kinh doanh sớm cho năm sau.

Tính đến giữa tháng này, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã vượt mốc 700 tỷ USD. Tuy nhiên, xuất khẩu đang cho thấy sự giảm tốc. Riêng tháng 11, xuất khẩu giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Biến động của thị trường thế giới cùng suy giảm kinh tế, lạm phát tăng cao đang là những lực cản lớn tới xuất khẩu của Việt Nam.

Lĩnh vực sản xuất chế biến chế tạo đang phải ứng phó với tình trạng đơn hàng trên thế giới giảm mạnh, đặc biệt là mặt hàng điện, điện tử tiêu dùng. Theo tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global, chỉ số nhà quản trị mua hàng tháng 11 trong ngành sản xuất tại Việt Nam đã giảm dưới mức trung bình.

"Chúng tôi nhận thấy các nhà mua trên toàn cầu đang có phản ứng thận trọng. Thứ nhất là họ tập trung vào bán hàng tồn kho. Thứ hai là họ điều chỉnh đơn đặt hàng với các nhà sản xuất, tuy nhiên họ vẫn duy trì sự lạc quan bằng cách đưa ra dự báo dài hạn tốt hơn cho các nhà sản xuất", ông Dương Nguyên Thành, Phó Chủ tịch Công ty Haast Việt Nam, cho biết.

Biến động của thị trường thế giới cùng suy giảm kinh tế, lạm phát tăng cao đang là những lực cản lớn tới xuất khẩu của Việt Nam. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Biến động của thị trường thế giới cùng suy giảm kinh tế, lạm phát tăng cao đang là những lực cản lớn tới xuất khẩu của Việt Nam. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Còn với các ngành hàng chế biến xuất khẩu nông sản, vốn có ưu thế về sản lượng và thị trường đa dạng, nhưng lại đang mất lợi thế cạnh tranh phần nào do chi phí vận chuyển, kho vận tăng. Bài toán lúc này với doanh nghiệp là tận dụng các ưu thế về thương mại thông qua các hiệp định thương mại tự do, song song với đó là tận dụng cơ hội từ sức cầu trong nước.

"Các chi phí về vận tải biển, logistics như lưu trữ hàng hóa, kho bãi, luân chuyển hàng hóa... chiếm phần lớn trong chi phí của thành phẩm. Do vậy, trong bối cảnh các đơn hàng chậm như hiện nay, doanh nghiệp cần tối ưu hóa các mắt xích vận chuyển, cung ứng trong nước sẽ là giải pháp cần ưu tiên của Việt Nam để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm", ông Alain Cany, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam, nhận định.

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dự báo, tăng trưởng thương mại toàn cầu sẽ chỉ đạt 1% trong năm tới do tác động ngày càng sâu của lạm phát, sức cầu trên thế giới giảm. Ứng phó với áp lực xuất khẩu giảm sẽ phải sớm chuẩn bị kịch bản ngay từ bây giờ.

Theo VTV

Nguồn tin: doanhnghiepvn.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Sinh nhật hội viên tháng 11

Chúc mừng sinh nhật

Chúc mừng sinh nhật

Hội viên mới

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây