Ông nông dân Phú Thọ nuôi bò, trồng rừng thu tiền tỷ

Thứ ba - 20/12/2022 00:06
Chỉ học hết lớp 9 nhưng nhờ chịu khó học hỏi, hiện nay ông Đỗ Quốc Thuận đã có trong tay 250ha rừng, hàng trăm con bò mỗi năm cho thu nhập hàng tỷ đồng.

Ông Đỗ Quốc Thuận (SN 1972) - nông dân chi hội xóm Đồng Phú (Phú Thọ) vừa trở thành một trong ba gương mặt “Nông dân Việt Nam xuất sắc” 2022 của tỉnh Phú Thọ.

Được biết, gia đình ông Thuận đang làm mô hình trồng rừng nuôi bò với 250ha rừng và hơn 200 bò thả dưới tán cây rừng và điều đặc biệt là người nông dân 7X này chỉ mới học hết lớp 9.

Nói về hành trình khởi nghiệp của mình, ông Thuận cho biết ông quyết định vào rừng năm 2002 khi ấy ông mới lập gia đình điều kiện khó khăn, không được ăn học chuyên nghề nông nên bản thân ông rất trăn trở về hướng đi của mình.

“Trước đó, tôi cũng đi thăm quan một số trang trại và nhận thấy Phú Thọ có quá đất trống đồi núi trọc nên sau đó quyết định vào rừng triển khai trồng rừng.

Ngày tôi vào nhận đất rừng, đường đi không có, tôi phải mất 2 tiếng đi bộ mới vào được khu đất của mình và bắt đầu lập nghiệp với hơn 10ha đất và 30 con bò.

Sở dĩ tôi trồng rừng kết hợp nuôi bò là vì tôi nhận thấy đất trống, đồi trọc rất hợp nuôi bò.

Năm 2003 thì 30 con bò của tôi đẻ được 15 con nghé và tôi bán số nghé có đi để có số vốn mở rộng đầu tư trồng rừng”, ông Thuận nói.

Ông Đỗ Quốc Thuận - tỷ phú nuôi bò ở Phú Thọ

Ông Đỗ Quốc Thuận - tỷ phú nuôi bò ở Phú Thọ

Đầu tiên chưa có kinh nghiệm nên ông Thuận và nhiều bà con Phú Thọ trồng cây bạch đàn nhưng sau đó nhận ra cây này không phù hợp chất đất nên phải phá bỏ toàn bộ, vậy là những năm đầu khởi nghiệp ông Thuận gần như mất cả đàn bò.

“Khi bà con bỏ rừng vì không mang lại năng suất cũng như thu nhập thì tôi quyết định lấy hết vốn liếng và vào rừng trồng cây.

Thời điểm ấy, bạn bè bảo tôi bị dở hơi vì nông dân bỏ rừng thì mình chui vào rừng, nhưng tôi vẫn quyết tâm phải làm giàu từ đất, từ rừng”, ông Thuận nói.

Năm 2003 ông Thuận chuyển sang trồng keo, cây phù hợp phát triển tốt, sau 6 năm cho thu hoạch lô keo đầu tiên. Lúc đó khi có thu nhập ông Thuận bắt tay vào làm đường để xe máy, công nông có thể vào rừng vì đi bộ 2 giờ đồng hồ thì cực quá.

Năm 2009 - 2010, ông Thuận tiếp tục đầu tư 100ha rừng và dần dần phát triển đến 2015 đầu tư tiếp trồng 150ha, hiện nay trang trại của ông Thuận phát triển tốt mỗi năm thu nhập 1,5-2 tỷ đồng đã trừ chi phí.

“Thời gian đầu, việc chăn nuôi gặp khó khăn vì đường xá không có, con bò bị bệnh,mặc dù tôi có nhờ thú y nhưng họ không vào rừng vì đường đi vất vả quá. Sau đó tôi học được cách tự chữa trị và tiêm vắc xin cho bò.

Hiện tại tôi có 200 con bò, thả hoàn toàn trên núi không mất chi phí chăn thả. Quá trình trồng rừng tôi nhận ra khi cây khép tán mình thả bò dưới tán đỡ công phát cỏ cho cây, chăm sóc cây, còn bò không mất công chăn thả.

Tôi đào hào quanh bìa rừng để bò không đi lạc, sau đó huấn luyện bò tự đi, tự về lán, đến thời điểm thì bán bò thịt. Đàn bò mỗi năm bán được vài trăm triệu đồng”, ông Thuận chia sẻ về mô hình khởi nghiệp của mình.

Đàn bò của ông Thuận

Đàn bò của ông Thuận

Hiện tại ông Thuận có 250ha rừng tập trung 2 trang trại ở xóm Xú xã Mỹ Thuận và Đồi Dòng thuộc xã Thạch Quán (Phú Thọ).

Xuất thân từ nhà nông nên người đàn ông 7X này cứ thấy đất trống là thích, và luôn trăn trở mình có tâm với đất thì đất không phụ công, có đất là có tất cả sau đó ông Thuận đã làm thành công mô hình trồng rừng, nuôi bò.

Thành công với mô hình của mình ông Thuận còn hỗ trợ bà con làm đường, chia sẻ kinh nghiệm trồng rừng không bị thất bại với cây giống và kỹ thuật trồng tốt nhất.

Hiện nay trong khu vực đồi Dòng xã Thạch Quán cũng thành lập hội trồng rừng với 30 hộ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Mô hình trồng rừng, nuôi bò của ông Thuận tạo việc làm cho 40-50 nhân công làm thời vụ với thu nhập bình quân 8-9 triệu/tháng.

Nói về mô hình khởi nghiệp điển hình của ông Thuận, ông Nguyễn Đức Hiển - Trưởng khu Đồng Phú xã Thạch Quán (Phú Thọ) cho biết: “Anh Thuận là một trong số người dân tiêu biếu đã lập nên mô hình trồng rừng nuôi bò dưới tán rừng, giúp phát triển kinh tế địa phương, xóa đói giảm nghèo.

Tôi cho rằng mô hình của anh Thuận cần được nhân rộng hơn nữa để giúp bà con thoát nghèo. Trước đây khu tôi 200 hộ thì có 15 hộ nghèo nhưng hiện chỉ còn 1 hộ nghèo và 2 hộ cận nghèo, mọi người đa số theo mô hình trồng rừng của anh Thuận, xóa nghèo chủ yếu là từ rừng”.

Hoàng Thanh

Nguồn tin: infonet.vietnamnet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Sinh nhật hội viên tháng 11

Chúc mừng sinh nhật

Chúc mừng sinh nhật

Hội viên mới

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây