Bộ Công Thương công bố 10 sự kiện nổi bật năm 2022

Thứ sáu - 23/12/2022 22:25
Tối 23/12/2022, Bộ Công Thương đã công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành trong năm 2022. Trong đó, các mục tiêu đều được hoàn thành đúng chủ trương, về đích xuất sắc, đặc biệt trong bối cảnh phải khắc phục ảnh hưởng của đại dịch COVID và các nhiệm vụ thách thức mới như chuyển đổi số, nối lại chuỗi cung ứng toàn cầu.

1. Sản xuất công nghiệp vượt qua khó khăn góp phần thúc đẩy xuất khẩu năm 2021 vượt đích ngoạn mục

Tính chung cả năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4,82% so với năm 2020, trong đó nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo duy trì tốc độ tăng trưởng phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành, các ngành công nghiệp chủ lực như: điện tử, dệt may, da giày... tăng trưởng ở mức cao, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội.

Xuất khẩu đạt những thành tích quan trọng trong năm 2022. Ảnh minh họa: IT

Xuất khẩu đạt những thành tích quan trọng trong năm 2022. Ảnh minh họa: IT

Bên cạnh đó, mặc dù liên kết giữa các doanh nghiệp công nghiệp trong nước với thị trường và chuỗi giá trị toàn cầu bị gián đoạn một thời gian do ảnh hưởng bởi đại dịch, nhưng tỷ trọng hàng chế biến chế tạo trong tổng giá trị xuất khẩu vẫn duy trì mức đóng góp trên 85%, chủ yếu là các mặt hàng công nghệ cao có mức tăng trưởng tốt như: điện thoại và linh kiện tăng 12,4%, điện tử, máy tính và linh kiện tăng 14,4%, máy móc thiết bị tăng 41% so với cùng kỳ năm 2020.

2. Bảo đảm chuỗi cung ứng hàng hóa trong đại dịch COVID-19

Trước tình trạng đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát với tốc độ lây lan chưa từng có tại nhiều địa phương trong cả nước, gây ra nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa và chuỗi sản xuất công nghiệp…, ngành đã cùng các Bộ, ngành, địa phương cơ bản cung ứng kịp thời, khá đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống người dân, ổn định giá cả hàng hóa; khai thác các hình thức thương mại, các loại thị trường, góp phần tiêu thụ hàng triệu tấn nông sản tới vụ cho nông dân trong hoàn cảnh giãn cách xã hội…

3. Thương mại điện tử phát huy vai trò đột phá cho doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19

Năm 2021, thương mại điện tử Việt Nam đã ghi dấu mốc "lần đầu tiên" với một chuỗi các sự kiện, hoạt động đột phá cho doanh nghiệp Việt trong việc phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu.

Trong đó, đáng chú ý, lần đầu tiên, hàng chục loại nông sản, trái cây vùng miền được tổ chức phân phối trên thương mại điện tử thông qua "Gian hàng Việt trực tuyến quốc gia" và qua các Sàn thương mại điện tử.

Hàng nghìn tấn nông sản, đặc sản trái cây được tổ chức tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử như: Xoài, mận Sơn La, lê thơm Tai Nung - Lào Cai, vải thiều Hải Dương, vải thiều Bắc Giang, nhãn lồng Hưng Yên, na Chi Lăng - Lạng Sơn, bưởi Phúc Trạch, bơ bút Đắc Lắk, nhãn xuồng Đồng Tháp, bưởi da xanh Bến Tre, nho xanh Ninh Thuận, sầu riêng Ri6 Trà Vinh…, góp phần làm vơi bớt khó khăn của người nông dân các địa phương trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.

4. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại trên môi trường số

Trong gần hai năm qua, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tới hoạt động xúc tiến thương mại truyền thống, trong bối cảnh đó để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, Bộ Công Thương đã nhanh chóng chuyển đổi phương thức xúc tiến thương mại trên môi trường số.

Theo đó, Bộ đã trực tiếp triển khai hoặc hướng dẫn, phối hợp các địa phương tổ chức trên 1.000 hội nghị kết nối cung cầu, tiêu thụ và xuất khẩu hàng hóa trực tuyến hoặc kết hợp trực tiếp và trực tuyến trên cả nước, hỗ trợ hàng triệu lượt doanh nghiệp thực hiện các phiên giao thương và xúc tiến thương mại trực tuyến.

5. Gần 17.000 tỷ đồng hỗ trợ giảm tiền điện cho khách hàng

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Bộ Công Thương đã kịp thời đề xuất và được Chính phủ chấp thuận, hướng dẫn Tập đoàn Điện lực Việt Nam giảm giá điện, giảm tiền điện trong 5 đợt với số tiền gần 17.000 tỷ đồng cho người dân, doanh nghiệp và nhiều đối tượng.

Việc thực hiện kịp thời chủ trương giảm giá điện, giảm tiền điện cho khách hàng sử dụng điện trong giai đoạn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp là sự nỗ lực của Bộ Công Thương, góp phần chung tay cùng với cả nước phòng, chống dịch bệnh; đồng thời nêu cao tinh thần trách nhiệm, chia sẻ, góp phần giảm bớt khó khăn với người dân, duy trì, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh để sớm vượt qua khó khăn và chiến thắng đại dịch COVID-19.

6. Khai thác dầu khí hoàn thành chỉ tiêu 7,99 triệu tấn dầu - về đích trước thời hạn 42 ngày

Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn bởi đại dịch COVID-19, dẫn đến phải thực hiện giãn cách xã hội và đứt gãy chuỗi cung cấp vật tư, thiết bị, nhưng ngành dầu khí đã cố gắng vượt bậc để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Khai thác dầu khí đã đạt sản lượng tối đa trong điều kiện an toàn kỹ thuật cho phép, tận dụng cơ hội thị trường trong giai đoạn giá dầu tăng, đóng góp cao nhất cho ngân sách Nhà nước, với 75,4 nghìn tỷ đồng, vượt 21% kế hoạch năm 2021 và vượt 23% so với cùng kỳ năm 2020.

Về đích sớm kế hoạch sản lượng khai thác dầu trong nước là nỗ lực rất lớn của toàn ngành trước đà suy giảm sản lượng tự nhiên của các mỏ dầu khí hiện hữu sau thời gian dài khai thác và trong bối cảnh đầu tư phát triển các mỏ mới gặp nhiều khó khăn.

7. Xuất nhập khẩu vượt kỷ lục đạt gần 670 tỷ USD đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế

Năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước ước đạt gần 670 tỷ USD, tăng gần 23% so với năm 2020. Trong đó kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt trên 336 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020, đánh dấu năm thứ 6 liên tiếp Việt Nam đạt xuất siêu với mức thặng dư khoảng 4 tỷ USD trong bối cảnh hoạt động thương mại toàn cầu chịu tác động nặng nề, chưa từng có của dịch COVID-19.

Kết quả tăng trưởng của xuất khẩu năm 2021 là điểm sáng trong phát triển kinh tế đất nước với sự nỗ lực của Chính phủ, các cấp, ngành, địa phương, người dân, doanh nghiệp trong việc thực hiện "mục tiêu kép" vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với đó là sự nỗ lực của Bộ Công Thương trong thực thi đồng bộ nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp và sự chủ động, linh hoạt trong tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu nắm bắt cơ hội phục hồi từ các thị trường nhập khẩu, khai thác hiệu quả các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu.

8. Phát huy hiệu quả thực thi các Hiệp định thương mại tự do trong bối cảnh dịch COVID-19

Việc tận dụng các Hiệp định thương mại tự do để đẩy mạnh xuất khẩu đã được thực hiện hiệu quả hơn. Ngay sau khi các Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, với Kế hoạch thực thi Hiệp định đã được xây dựng kỹ lưỡng từ trước đó, các Bộ ngành, địa phương và đặc biệt là các hiệp hội ngành hàng và cộng đồng doanh nghiệp đã bắt tay ngay vào triển khai thực hiện và đạt kết quả rất tích cực.

9. Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 lần đầu tiên được ban hành

Việc này đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam có một chiến lược tổng thể cho phát triển thị trường nội địa. Cùng với những mục tiêu đặt ra, Chính phủ và Bộ Công Thương định hướng phát triển hoạt động thương mại trong nước không chỉ tăng về lượng mà còn đi vào chiều sâu, thực chất và bền vững, gắn liền với hiệu quả đầu tư và phát triển sản phẩm, thương hiệu Việt, trên cơ sở phát huy nội lực của thị trường trong nước với tầm nhìn đến năm 2045.

10. Công tác phòng vệ thương mại đạt kết quả nổi bật góp phần bảo vệ sản xuất và thị trường trong nước

Trong bối cảnh nước ta hội nhập kinh tế quốc tế sâu, rộng, đặc biệt là tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Bộ Công Thương đã chủ động triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại để thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng và bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất trong nước. Các biện pháp phòng vệ thương mại đã có tác động tích cực đến một số ngành đóng vai trò quan trọng như mía đường, sorbitol..., giúp bảo vệ việc làm cho nông dân, người lao động.

PV

Nguồn tin: congdankhuyenhoc.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Sinh nhật hội viên tháng 01

Chúc mừng sinh nhật

Chúc mừng sinh nhật

  • NGUYỄN VĂN NAM

    Hội viên : NGUYỄN VĂN NAM

    CÔNG TY TNHH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ & QC VINAEVENT

Hội viên mới

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây