Nhắc sự nhếch nhác của Sân vận động Mỹ Đình, Thủ tướng yêu cầu cho tư nhân cùng khai thác

Thứ ba - 03/01/2023 23:53
'Hôm qua, tôi ngồi ở Sân vận động Mỹ Đình, tôi nói Giám đốc sân Mỹ Đình Nguyễn Trọng Hổ làm đề án đi (đề án hợp tác công tư - PV), khai thác cả sân vận động lớn mà không khai thác được, cứ trông chờ vào tiền Nhà nước, một trận bóng đá mất nhiều tiền. Mình phải khai thác hợp tác công tư, để huy động nguồn lực từ tư nhân'.

Đây là chia sẻ của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị Tổng kết Công tác năm 2022, Triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Bộ KH&ĐT ngày 4/1.

Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị Tổng kết Công tác năm 2022, Triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Bộ KH&ĐT

Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị Tổng kết Công tác năm 2022, Triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Bộ KH&ĐT

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ KH&ĐT là ngành có truyền thống lâu đời của đất nước chúng ta, nói điều này để thấy tầm quan trọng.

Nhắc lại những thành tựu phát triển kinh tế năm 2022, Thủ tướng đánh giá trong thành tích chung đó có sự đóng góp của Bộ KH&ĐT trong việc tham mưu, xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

Cụ thể, năm 2022, chúng ta đã ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát được kiểm soát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, quốc phòng an ninh được đảm bảo…

Thủ tướng nêu ra một số việc làm mà Bộ KH&ĐT đã làm được như nắm chắc tình hình tham mưu chiến lược, điển hình là Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội. Tuy vậy, Thủ tướng cũng đặc biệt lưu ý tới Gói hỗ trợ lãi suất 2%, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng thương mại vận động trí tuệ để thực hiện được nhanh chóng; hay lúc đầu có nhiều chuyên gia nói quy mô gói phục hồi kinh tế cần 800 nghìn tỷ, nhưng sau đó bàn đi tính lại dừng ở con số 347 nghìn tỷ. Trong gói 347 nghìn tỷ này dành hơn 50% cho đầu tư hạ tầng. Đến giờ này có thể khẳng định, con số của gói phục hồi kinh tế là vừa đủ, bởi cứ tung tiền ra thì lạm phát, ảnh hưởng tới đời sống của người dân.

Qua tiếp xúc doanh nghiệp, Thủ tướng cho rằng cần kiến tạo cho doanh nghiệp phát huy tối đa năng lực. Điều này được Bộ KH&ĐT hỗ trợ kịp thời, thông qua các cuộc đối thoại, cùng nhau thấu hiểu, lắng nghe ý kiến của nhau; đón đầu được dòng vốn đầu tư.

Điểm sáng tiếp theo được Người đứng đầu Chính phủ chỉ ra là thúc đẩy liên kết vùng; cắt giảm gần 5.000 dự án để có tiền đầu tư cho hạ tầng, hạn chế dàn trải đầu tư công. Chính phủ sẽ yêu cầu đây là nhiệm vụ xuyên suốt, còn cắt giảm nữa để tập trung đầu tư có trọng điểm.

Bộ KH&ĐT cũng là cơ quan đầu mối quan hệ với Lào, để tháo gỡ những khó khăn trong liên kết đầu… Thêm vào đó, Bộ KH&ĐT cũng nắn dòng đầu tư công đi đúng trọng tâm, trọng điểm; thu hút nguồn lực ngoài nhà nước như vốn FDI.

Đáng chú ý, Bộ KH&ĐT cũng tích cực quan tâm, trăn trở tới chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo; thể chế hóa Nghị quyết của Đảng; xây dựng một luật để điều chỉnh nhiều Luật, tập trung sửa đổi Luật Đầu tư, Luật Hợp tác xã, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Người đứng đầu Chính phủ đặc biệt lưu ý tới Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư – không chỉ ở lĩnh vực giao thông mà việc quản lý công viên, trụ sở, sân vận động, quản lý nhà khách thì cũng có thể hợp tác công tư được; chúng ta phải nghĩ mở rộng ra.

“Tôi sống bên cạnh Công viên Thống nhất nhiều năm, 400 người dọn dẹp mà vẫn sập sệ, tại sao không đấu thầu cho doanh nghiệp quản lý, chẳng mất gì cả, làm tốt thì cho làm tiếp, không thu hồi. Hôm qua, tôi ngồi Sân vận động Mỹ Đình, tôi nói Giám đốc sân Mỹ Đình Nguyễn Trọng Hổ làm đề án đi (đề án hợp tác công tư - PV), khai thác cả sân vận động lớn không khai thác được, cứ trông chờ vào tiền Nhà nước, một trận bóng đá mất nhiều tiền. Mình phải khai thác hợp tác công tư, đó là vấn đề nghiên cứu”, Thủ tướng chia sẻ.

Cùng với đó, Thủ tướng cũng nêu rõ vai trò của Bộ KH&ĐT trong việc cải thiện môi trường kinh doanh. FDI giải ngân nhiều là do môi trường đầu tư thông thoáng. Bộ KH&ĐT rất cầu thị trong việc xúc tiến đầu tư ở trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chỉ ra những thách thức như cần huy động nguồn lực ngoài xã hội nhiều hơn nữa, làm sao nắm chắc tình hình nhưng phản ứng chính sách thật nhanh; công tác truyền thông chính sách cần tốt hơn, đi vào lòng người hơn bởi vẫn còn nhiều người đặt câu hỏi tại sao lạm phát thấp, GDP tăng, thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản… Điều này cho thấy cần đẩy mạnh truyền thông, chia sẻ, tạo sự đồng thuận xã hội cho tốt.

Về nhiệm vụ năm 2023, Thủ tướng yêu cầu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, các cân đối lớn của nền kinh tế phải được đảm bảo. Việc quan trọng nhất là công tác tham mưu chiến lược làm sao thực hiện được mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng thời, Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, bám sát các xu thế như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh. Thủ tướng dẫn chứng Hà Lan đi từ nước nông nghiệp, tới công nghiệp và đô thị, giờ là đổi mới sáng tạo gắn với đô thị thông minh.

“Tạo môi trường kinh doanh thông thoáng để huy động sức mạnh của đất nước, nguồn lực từ bên ngoài. Thúc đẩy hợp tác công tư nhiều hơn, huy động nguồn lực lớn hơn”, Thủ tướng đặt ra yêu cầu cho năm 2023.

Lê Thúy

Nguồn tin: vnbusiness.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Sinh nhật hội viên tháng 04

Chúc mừng sinh nhật

Chúc mừng sinh nhật

Hội viên mới

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây