Nhức nhối cá tầm 'lạ' từ Trung Quốc tràn vào Việt Nam
Dịch bệnh COVID-19 cộng với cá tầm từ Trung Quốc ào ạt nhập vào Việt Nam với nhiều chủng loại lạ, giá rẻ khiến cá tầm nuôi tại các trang trại trong nước bí đầu ra.
Nghề nuôi cá tầm ở Việt Nam được hình thành khoảng 15 năm trở lại đây, hiện đang dần phát triển thành một nghề nuôi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nghề nuôi cá tầm trong nước gặp khó khăn do cá tầm nhập khẩu từ Trung Quốc (TQ) quá nhiều, giá bán thấp và mập mờ về nguồn gốc.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Trần Văn Hào, Chủ tịch Hiệp hội Cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng, cho biết: Từ trước và sau tết Nguyên đán, tình trạng cá tầm nhập lậu từ TQ vào Việt Nam diễn ra khá nhức nhối.
“Cá tầm nuôi trong nước kiểm soát được chất lượng giống, chất lượng thức ăn, đặc biệt trong thức ăn nuôi cá không có chất cấm, chất kích thích. Còn cá tầm nhập lậu từ TQ sử dụng nhiều cám tăng trọng, chất kích thích tăng trưởng nên khi nấu lên thịt nhão, ra nước nhiều, quan trọng nhất là chất lượng khó được kiểm soát” - ông Hào nói.
Theo Chủ tịch Hội Cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng, cá tầm TQ vào nước ta bán với giá chỉ khoảng 70.000-80.000 đồng/kg, còn giá cá tầm trong nước vào khoảng 110.000 đồng/kg. Tuy nhiên, khi đem ra chợ bán, các tiểu thương trộn lẫn hai loại cá với nhau khiến người tiêu dùng khó phân biệt, dẫn đến mua phải cá tầm nhập từ TQ mà không hề hay biết.
“Dịch bệnh COVID-19 cộng với cá tầm từ TQ ào ạt nhập vào Việt Nam với nhiều chủng loại lạ, giá cả thấp, dẫn đến cá tầm nuôi tại các trang trại trong nước càng bí đầu ra. Những doanh nghiệp và hộ nông dân nuôi cá tầm đang gặp rất nhiều khó khăn do cá không bán được trong khi thức ăn, con giống, nhân công vẫn tiếp tục phải chi trả” - ông Hào bức xúc.
Đại diện một số trang trại nuôi cá tầm cho biết thêm, quan sát hình dạng bên ngoài cá tầm TQ khá lạ, khác nhiều so với các loài cá tầm đang nuôi tại Việt Nam và chất lượng kém nhưng người tiêu dùng không phân biệt được. Đây chính là hiện tượng lừa dối khách hàng, cạnh tranh không công bằng.
Theo những người kinh doanh cá nước lạnh lâu năm ở tỉnh Lào Cai, do cá tầm của TQ nuôi bằng cám tăng trọng, cá lớn rất nhanh nên có giá bán rất rẻ so với cá tầm nuôi ở Sa Pa, Bát Xát. Chính vì vậy, một số tư thương nhập lậu cá tầm TQ về Việt Nam tiêu thụ để kiếm lời cao.
Để tránh tình trạng cá tầm nhập trộn lẫn với cá tầm trong nước, một số doanh nghiệp đã xây dựng nhãn hiệu của mình, gắn mã truy xuất nguồn gốc. Tuy nhiên, số lượng cá tầm được gắn mã truy xuất chưa được phổ biến rộng.
Cá tầm Trung Quốc tràn vào khiến giá cá tầm trong nước giảm 25%-30%. Trong ảnh: Cá tầm nuôi tại một trang trại ở Lâm Đồng. Ảnh: TN
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Trần Văn Hào, Chủ tịch Hiệp hội Cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng, cho biết: Từ trước và sau tết Nguyên đán, tình trạng cá tầm nhập lậu từ TQ vào Việt Nam diễn ra khá nhức nhối.
“Cá tầm nuôi trong nước kiểm soát được chất lượng giống, chất lượng thức ăn, đặc biệt trong thức ăn nuôi cá không có chất cấm, chất kích thích. Còn cá tầm nhập lậu từ TQ sử dụng nhiều cám tăng trọng, chất kích thích tăng trưởng nên khi nấu lên thịt nhão, ra nước nhiều, quan trọng nhất là chất lượng khó được kiểm soát” - ông Hào nói.
Theo Chủ tịch Hội Cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng, cá tầm TQ vào nước ta bán với giá chỉ khoảng 70.000-80.000 đồng/kg, còn giá cá tầm trong nước vào khoảng 110.000 đồng/kg. Tuy nhiên, khi đem ra chợ bán, các tiểu thương trộn lẫn hai loại cá với nhau khiến người tiêu dùng khó phân biệt, dẫn đến mua phải cá tầm nhập từ TQ mà không hề hay biết.
“Dịch bệnh COVID-19 cộng với cá tầm từ TQ ào ạt nhập vào Việt Nam với nhiều chủng loại lạ, giá cả thấp, dẫn đến cá tầm nuôi tại các trang trại trong nước càng bí đầu ra. Những doanh nghiệp và hộ nông dân nuôi cá tầm đang gặp rất nhiều khó khăn do cá không bán được trong khi thức ăn, con giống, nhân công vẫn tiếp tục phải chi trả” - ông Hào bức xúc.
Đại diện một số trang trại nuôi cá tầm cho biết thêm, quan sát hình dạng bên ngoài cá tầm TQ khá lạ, khác nhiều so với các loài cá tầm đang nuôi tại Việt Nam và chất lượng kém nhưng người tiêu dùng không phân biệt được. Đây chính là hiện tượng lừa dối khách hàng, cạnh tranh không công bằng.
Theo những người kinh doanh cá nước lạnh lâu năm ở tỉnh Lào Cai, do cá tầm của TQ nuôi bằng cám tăng trọng, cá lớn rất nhanh nên có giá bán rất rẻ so với cá tầm nuôi ở Sa Pa, Bát Xát. Chính vì vậy, một số tư thương nhập lậu cá tầm TQ về Việt Nam tiêu thụ để kiếm lời cao.
Để tránh tình trạng cá tầm nhập trộn lẫn với cá tầm trong nước, một số doanh nghiệp đã xây dựng nhãn hiệu của mình, gắn mã truy xuất nguồn gốc. Tuy nhiên, số lượng cá tầm được gắn mã truy xuất chưa được phổ biến rộng.
Tác giả bài viết: An Hiền
Nguồn tin: PLO
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Sinh nhật hội viên tháng 11
Chúc mừng sinh nhật
-
Hội viên : VŨ THỊ HẢI YẾN
Công ty TNHH GFS Việt Nam
-
Hội viên : DƯƠNG QUỐC KHÁNH
Công ty CP CN Thiết Bị Dịch Vụ Môi Trường Ánh Thủy
-
Hội viên : NGUYỄN THỊ VÂN ANH
Công ty TNHH thương mại sản xuất nệm Kim Cương
-
Hội viên : ĐÀO MINH SÁNG
Công ty Cổ phần Giao dịch hàng hóa F.C.I
-
Hội viên : DƯƠNG QUANG NHẬT
Công Ty TNHH Thực Phẩm IZEN
-
Hội viên : NGUYỄN HOÀNG ANH
Công ty TNHH Giải Pháp Công Nghệ BCB
Hội viên mới
Hội viên : Đặng Thị Như Ý
Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ AB&W
Hội viên : Ừng A Cóng
Công ty TNHH Thực Phẫm Sức Khỏe Quang Long
Hội viên : THÁI THỊ NGỌC HƯƠNG
ROYAL APEC (HỘI AN)
Hội viên : LÊ THỊ GIÀU
Công Ty CP Thực Phẩm Bình Tây
Hội viên : NGUYỄN ANH HOÀNG XUÂN VIỆT
ROYAL APEC (SG)
Hội viên : DIỆP NGỌC KIỆT
CTY TNHH Dịch Vụ BSK
Hội viên : NGUYỄN MINH CHÁNH
Công Ty TNHH MTV Nhà Đất Cần Thơ 9999
Hội viên : TRƯƠNG CÔNG VŨ
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Năng Lượng Toàn Cầu
Video hoạt động
Bài viết xem nhiều
- Loạt tỷ phú Việt hao hụt tài sản, một người rời khỏi danh sách tỷ...
- Tập đoàn Bcons Group: Khai trương nhà mẫu Bcons City
- Tổng giám đốc WTO: Việt Nam là câu chuyện thành công về phát triển...
- Dàn 'đại bàng' quản lý khối tài sản từ 1- 500 tỷ USD kéo đến tìm...
- Beta Solution: Nhà phân phối chính thức của Donaldson và INGERSOLL...